Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

Đại lý du lịch là gì?

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây, các loại hình kinh doanh hỗ trợ, xúc tiến giúp doanh nghiệp phát triển thị trường du lịch ngày càng xuất hiện nhiều, trong đó phải kể đến là “Đại lý du lịch” . Vậy Đại lý du lịch là gì? Điều kiện để trở thành đại lý du lịch? Vai trò của đại lý du lịch ra sao? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên của bạn đọc trong bài viết sau đây. Đại lý du lịch là gì? Đại lý du lịch là đơn vị được thành lập có chức năng kinh doanh, bán các chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách du lịch của doanh nghiệp để lấy hoa hồng. Ngoài việc giải đáp “ Đại lý du lịch là gì? ”, trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến đại lý du lịch, vì vậy, Quý độc giả đừng bỏ lỡ các nội dung tiếp theo của bài viết. Điều kiện để trở thành đại lý du lịch? Để trở thành đại lý du lịch thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện thành lập công ty kinh d

Cổ phần phổ thông là gì?

Cổ phần là vấn đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần, thể hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng nghiên cứu, hiểu biết rõ về từng loại cổ phần trong công ty, từ đó dẫn đến việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình không được đảm bảo. Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp những thông tin cơ bản về cổ phần phổ thông gồm “ cổ phần phổ thông là gì ? ”, “cổ đông sở hữu nó có quyền và nghĩa vụ gì”?,….để giúp Quý vị tránh được những rủi ro trên. Cổ phần phổ thông là gì? Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của doanh nghiệp, được phân chia dựa trên vốn điều lệ của công ty, các cổ đông sở hữu loại cổ phần này được quyền chuyển nhượng, có quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội đồng cổ đông và hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh, số lượng phiếu họ nắm giữ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty. Cổ phần phổ thông có đặc điểm gì? Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn “ cổ phần phổ thông là gì? ”, chúng tôi sẽ đưa ra các đặc điểm của lo

Xuất khẩu là gì?

Để giúp đỡ các bạn hiểu rõ xuất khẩu là gì? Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế. Luật Hoàng Phi xin gửi tới bạn đọc bài viết liên quan tới hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là gì? Xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn giản là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia thông qua cửa khẩu, đưa hàng hòa từ nơi xuất xứ đến đất nước hoặc vùng lãnh thổ khác. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó theo định nghĩa tại Luật thương mại 2005. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Bên cạnh việc tìm hiểu “ xuất khẩu là gì? ”, Quý vị cũng cần lưu ý đến vai trò của hoạt động xuất khẩu. Hoạt động giao thương buôn bán giữa các quốc gia với nhau đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử thế giới. Thương gia đem hàng hóa đến giao thương tại các quốc gia khác đã được hình thành từ rất l

Xuất bản là gì?

Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành nghề thì ngành xuất bản cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Những thành phẩn của ngành ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cả về số lượng (sự đa dạng), chất lượng (nội dung). Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi xuất bản là gì? Nhà nước quản lý hoạt động xuất bản như thế nào? Những nội dung, hành vi nào bị cấm trong xuất bản? Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản đó. Xuất bản là gì? Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Ngoài ra trên một số trang tìm kiếm lớn chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy một số định nghĩa khác của xuất bản. Cụ thể trên trang Wikipedia định nghĩa như sau: “Xuất bản là việc phổ biến văn học, âm nhạc, hoặc thông tin” Quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản Hiểu được “ xuất bản là gì? ”, Quý độc giả cũng cần nắm được các quy định pháp luật về quản lý ho

Hiện diện thương mại là gì?

Hiện diện thương mại không còn là khái niệm xa lạ trên thị trường, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ về khái niệm này. Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin liên quan đến hiện diện thương mại như: “ Hiện diện thương mại là gì? ”, “các hình thức hiện diện thương mại phổ biến” và “những lưu ý cho doanh nghiệp khi cung ứng dịch vụ qua phương thức này”. Hiện diện thương mại là gì? Hiện diện thương mại là phương thức cung ứng dịch vụ của một thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở lãnh thổ của một nước thành viên khác theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều I Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO. Về cơ bản, phương thức cung ứng này là hoạt động đầu tư và nó tạo thành phần cốt yếu của thương mại dịch vụ. Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn “ hiện diện thương mại là gì? ” trên thực tế, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể: Công ty

Chữ ký số công cộng là gì?

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp được thành lập mới ở Việt Nam mỗi năm, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp hay kế toán thường lúng túng khi sử dụng chữ ký số công cộng. Vậy chữ ký số công cộng là gì? Lợi ích khi sử dụng chữ ký số công cộng? Điều kiện để cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng như thế nào? Bài viết này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin và cách sử dụng chữ ký số công cộng một cách hiệu quả. Chữ ký số công cộng là gì? Chữ ký số công cộng là một dạng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số  theo quy định tại khoản 8 Điều 3 văn bản hợp nhất số 902/VBHN-BKHĐT ngày 12/02/2019. Khi thực hiện các giao dịch mua bán, kinh doanh, ký kết hợp đồng doanh nghiệp thường sử dụng con dấu, chữ ký viết tay trên các văn bản này. Tuy nhiên trên môi trường internet thì chữ ký số công cộng sẽ thay thế con dấu, chữ ký viết tay. Về giá trị pháp lý thì chữ ký số công cộng có giá trị pháp lý tương tự với chữ ký viết tay và con dấu. Ngoài việc giải đáp

Xe cơ giới là gì?

Trên phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được nghe rất nhiều đến cụm từ người điểu khiển phương tiện xe cơ giới, làn đường dành cho xe cơ giới, làn đường dàn cho xe thô sơ, nhưng thực chất xe cơ giới gồm những loại phương tiện gì có lẽ rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Hôm nay Luật Hoàng Phi sẽ gửi tới bạn đọc thông tin liên quan đến chủ đề “ xe cơ giới là gì ”. Xe cơ giới là gì? Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray theo giải thích từ ngữ trong luật giao thông đường bộ 2008. Trong định nghĩa này, ta có thể thấy rằng nhà làm luật đã định nghĩa dưới hình thức liệt kê danh sách các loại phương tiện được xếp vào nhóm xe cơ giới. Những phương tiện thuộc da

Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư là thuật ngữ pháp lý, tiếng Anh là “Investment Trust”, khái niệm “Ủy thác đầu tư” được hiểu như thế nào? Kính mời Quý Khách hàng theo dõi nội dung bài viết “ Ủy thác đầu tư là gì? ” của Luật Hoàng Phi dưới đây: Ủy thác đầu tư là gì? Ủy thác đầu tư là việc một chủ thể được niêm yết công khai nhận ủy thác, thay mặt cho các nhà đầu tư của mình hoặc các tổ chức khác để đầu tư vào một dự án nào đó, tổ chức tài chính nhận ủy thác chịu trách nhiệm kiểm soát đầu tư cho chủ thể ủy thác đầu tư.  “Ủy thác” là một hành vi pháp lý, trong đó bên được ủy thác nhân danh và được bên ủy thác trả phí để thực hiện một số hoạt động trong phạm vi ủy thác. Chủ thể liên quan đến hoạt động ủy thác đầu tư Như phần giải thích “ Ủy thác đầu tư là gì? ” trên đây, chủ thể liên quan hoạt động Ủy thác đầu tư bao gồm: Bên ủy thác đầu tư và Bên nhận ủy thác đầu tư. – Bên ủy thác đầu tư: Nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức) – Bên nhận ủy thác đầu tư: tổ chức tín dụng (Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi ngân

Chứng thư số là gì?

Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng. Cũng chính vì thế hàng loạt các thuật ngữ mới ra đời gây ra sự lúng túng cho nhiều người, trong đó Chứng thư số là một thuật ngữ thường gặp. Qua bài viết “ Chứng thư số là gì ? ” công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về loại chứng thư điện tử này. Chứng thư số là gì? Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Có thể nói, chứng thư số là một phương tiện được sử dụng để nhận diện một cá nhân, cơ quan, tổ chức trong môi trường của máy tính và internet. Trong đó, Khóa là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã. Kh

Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động là hình thức lao động được nhiều người quan tâm hiện nay. Song không phải ai cũng hiểu đúng về bản chất của xuất khẩu lao động. Do đó, qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ, giúp Quý độc giả giải đáp được một số thắc mắc cơ bản về xuất khẩu lao động như: Xuất khẩu lao động là gì? Đặc điểm của xuất khẩu lao động? Điều kiện để người lao động đi xuất khẩu lao động? Xuất khẩu lao động là gì? Xuất khẩu lao động là việc người Việt Nam đi đến thị trường lao động nước ngoài để tham gia vào quan hệ lao động dưới một trong các hình thức sau (1) Người lao động xuất khẩu lao động theo hình thức hợp đồng được ký kết với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, (2) Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, (3) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đư

Đặc điểm là gì?

Mỗi chủ thể, hiện tượng xã hội tồn tại đều được định nghĩa dưới dạng khái niệm để khái quát các đặc tính cơ bản nhất. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất và tính trạng của chủ thể hay hiện tượng đó, chúng ta cần xem xét đến yếu tố đặc điểm. Vậy đặc điểm là gì? Tìm hiểu về nội dung này, Luật Hoàng Phi mời Quý Khách hàng theo dõi bài viết dưới đây: Đặc điểm là gì? Đặc điểm là từ ghép Hán Việt, được cấu tạo nên từ hai từ đơn “Đặc” (Đặc tính riêng biệt của cá thể) và “Điểm” (Chi tiết cụ thể tồn tại trong cá thể), đặc điểm là điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng khác. Phân biệt Đặc điểm – Đặc trưng – Đặc tính Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn “ Đặc điểm là gì? ”, chúng tôi sẽ phân biệt khái niệm này với một số khái niệm như đặc trưng, đặc tính. Về bản chất, khái niệm Đặc điểm, Đặc trưng, Đặc tính là giống nhau, đều hàm ý chỉ sự riêng

Chứng thực là gì?

Hoạt động công chứng, chứng thực là những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay. Tuy nhiên, việc sử dụng nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực là vô cùng phổ biến. Sau đây công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thuật ngữ trên thông qua bài viết “ Chứng thực là gì? ” từ đó giúp người đọc có thể phân biệt được chứng thực với công chứng. Chứng thực là gì? Chứng thực là việc chứng nhận tính xác thực của giấy tờ, văn bản, chữ ký hoặc hợp đồng, giao dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật. Từ định nghĩa nêu trên và các văn bản pháp luật hiện hành, ta có thể thấy được đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa chứng thực và công chứng. Ta thấy, chứng thực xác nhận tính chính xác, hợp pháp của văn bản, giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký về mặt hình thức. Còn công chứng là việc của công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, gi

Kiến nghị là gì?

Kiến nghị là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế – chính trị,… Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đúng thuật ngữ này, trong khi việc sử dụng thuật ngữ phù hợp với ngữ cảnh là vô cùng quan trọng trong việc diễn đạt nội dung. Dưới đây, Tổng đài 1900 6557 thuộc công ty Luật Hoàng Phi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết “Kiến nghị là gì?” . Kiến nghị là gì? Kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, để xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo Luật tiếp công dân 2013. Nhìn chung, hoạt động kiến nghị có ý nghĩa vô cùng quan trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Kiến nghị không chỉ mang đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhận quản lý những thông tin hữu ích mà còn

Khấu trừ là gì?

Trong đời sống thường nhật ta vẫn thường nghe đến từ “khấu trừ”. Pháp luật cũng có nhiều quy định liên quan đến khấu trừ. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa rõ ràng nào để giải thích cụ thể khấu trừ là gì? Vậy, hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây. Khấu trừ là gì? Khấu trừ là một từ Hán Việt gồm 2 tiếng có nghĩa gần giống nhau, tách từng tiếng ra để phân tích thì “khấu” có nghĩa là bớt lại, giữ lại cái khác để bù cho cái này, còn “trừ” có nghĩa là một phép tính giữa ít nhất hai số, có thể hiểu một cách đơn thuần là bớt đi, giảm đi. Như vậy, có thể hiểu “khấu trừ” là động từ mang tính chủ động, có nghĩa là bớt lại phần được hưởng để bù trừ cho nghĩa vụ phải thực hiện. Trong đời sống xã hội, thuật ngữ “khấu trừ” thường được sử dụng trong các bối cảnh liên quan đến tiền bạc. Mục đích của việc này là buộc người có nghĩa vụ thanh toán phải thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng là thực hiện một cách gián tiếp, tạo thế chủ động cho người được thanh toán. Tro

Hợp pháp là gì?

Chúng ta đang sống dưới nhà nước pháp quyền, mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vậy, Hợp pháp là gì? Mời Quý Khách hàng tham khảo nội dung bài viết dưới đây: Hợp pháp là gì? Khái niệm hợp pháp? Hợp pháp là sự phù hợp của hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đối với quy định của pháp luật, hành vi hợp pháp là những hành vi được tiến hành thực hiện không trái với quy phạm đạo đức, xã hội, phù hợp với quy định của pháp luật. Theo từ điển Hán Việt, Hợp Pháp là tính từ thể hiện sự phù hợp, đúng đắn với quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện hành vi sau đây được coi là “Hợp pháp”: – Thực hiện hành vi theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Ví dụ, khi mới sinh ra, bố mẹ thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản pháp luật liên quan thì được coi là Hợp pháp. – Thực hiện hành vi pháp luật không cấm. Ví dụ, Luật Cạnh tranh quy định những hành vi cạnh tranh

Nghĩa vụ công an là gì? Quy định nghĩa vụ công an?

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm quân đội nhân dân, công an nhân dân, dân quân tự vệ. Mỗi cá nhân là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước và phải có nghĩa vụ đối với nhà nước. Trong đó có nghĩa vụ tham gia thực hiện nghĩa vụ trong đội ngũ lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Vậy có nghĩa là công dân Việt Nam trong độ tuổi nhập ngũ phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Đó có thể là nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an và dân quân tự vệ. Vậy Nghĩa vụ công an là gì? Quy định nghĩa vụ công an như thế nào? Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đọc có được cách nhìn tổng quát về vấn đề nghĩa vụ công an mà có lẽ rất nhiều bạn trẻ đang ở độ tuổi nhập ngũ rất quan tâm. Công an nghĩa vụ là gì? Công an nghĩa vụ là bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ này được ghi nhận tại điều 8 Luật công an nhân dân 2018, Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân – “ Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ