Xuất khẩu là gì?
Để giúp đỡ các bạn hiểu rõ xuất khẩu là gì? Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế. Luật Hoàng Phi xin gửi tới bạn đọc bài viết liên quan tới hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn giản là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia thông qua cửa khẩu, đưa hàng hòa từ nơi xuất xứ đến đất nước hoặc vùng lãnh thổ khác.
Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó theo định nghĩa tại Luật thương mại 2005.
Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Bên cạnh việc tìm hiểu “xuất khẩu là gì?”, Quý vị cũng cần lưu ý đến vai trò của hoạt động xuất khẩu. Hoạt động giao thương buôn bán giữa các quốc gia với nhau đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử thế giới. Thương gia đem hàng hóa đến giao thương tại các quốc gia khác đã được hình thành từ rất lâu, đó là lý do lịch sử đã ghi nhận những con đường buôn bán nổi tiếng từ phương đông sang phương tây như con đường tơ lụa.
Hoạt động xuất khẩu là điều kiện cần thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển do đây là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cần có hoạt động đưa hàng hóa ra nước ngoài mới có thể đáp ứng mối quan hệ cung cầu trên toàn cầu. Đây là phương pháp để giải quyết sự dư thừa hàng hóa ở vùng lãnh thổ này cũng như thiếu hụt hàng hóa ở vùng lãnh thổ khác. Đó là vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ mang lại thu nhập cho doanh nghiệp, tăng tỉ lệ giá trị trong GDP của một quốc gia.
Ngoài ra đây là hoạt động có thể tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay
– Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức mà doanh nghiệp tự sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ cung ứng thương mại hàng hóa trực tiếp thực hiện hoạt động đưa hàng hóa đến thị trường quốc tế. Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu. bên xuất khẩu và bên nhập khẩu sẽ tự mình tham gia đàm phán, giao kết, thực hiện hợp đồng.
Đây là hình thức xuất khẩu được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì nó có tính linh hoạt, chủ động cho cả hai bên tham gia giao kết hợp đồng trong việc chủ động thời gian sản xuất, phương thức thanh toán, tiến độ giao hàng,… Đây là loại hình xuất khẩu có thể giúp đỡ doanh nghiệp gây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
– Xuất khẩu ủy thác
Đây là hình thức xuất khẩu thông qua một bên trung gian thứ ba sẽ thay mặt bên ủy thác tiến hành hoạt động xuất khẩu dựa trên hợp đồng ủy thác.
Bên nhận ủy thác sẽ là chủ thể tham gia thực hiện đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Sau khi hoàn tất hợp đồng, bên nhận ủy thác sẽ nhận được một khoản phí ủy thác từ bên ủy thác theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng ủy thác.
Những đối tượng nào nên lựa chọn hình thức xuất khẩu này?
Những doanh nghiệp chủ có đủ thông tin cần thiết về thị trường mục tiêu dự định sẽ xuất khẩu hàng hóa đến hay các doanh nghiệp còn có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, nguồn lực còn hạn chế có thể áp dụng hình thức này để bước đầu xây dựng được tỉ lệ chiếm lĩnh thị trường tại quốc gia nhập khẩu hàng hóa, dần dần cải thiện, mở rộng quy mô doanh nghiệp, khi đã đủ khả năng thực hiện xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài rồi có thể tự mình tiến hành.
– Gia công hàng hóa xuất khẩu
Đây là hình thức sản xuất, gia công hàng hóa của doanh nghiệp trong nước theo yêu cầu của bên đặt hàng. Doanh nghiệp trong nước sẽ được hỗ trợ về máy móc, nguyên liệu từ công ty nước ngoài để sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của công ty nước ngoài. Hàng hóa được làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
Đây là hình thức cũng khá phổ biến tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Áp dụng hình thức này doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ nước ngoài, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho người lao động trong nước.
Ngoài ba hình thức xuất khẩu phổ biến trên, tại thị trường thương mại Việt Nam còn có một số hình thức xuất khẩu khác như:
– Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu khá đặc biệt, gọi là xuất khẩu nhưng hàng hóa không được vận chuyển ra ngoài lãnh thổ Việt Nam mà được đưa vào trong các khu vực sản xuất có yếu tố nước ngoài như khu công nghiệp, khu chế xuất của doanh nghiệp FDI.
– Tạm xuất tái nhập,tạm nhập tái xuất
Đây là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời được lưu giữ tại cảng biển, cửa khẩu của Việt Nam trong một thời gian ngắn trước khi vận chuyển ra nước ngoài (tạm nhập tái xuất) hoặc ngược lại hàng hóa được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam(tạm xuất tái nhập).
– Buôn bán đối lưu
Đối với hình thức xuất khẩu này, người bán đồng thời là người mua và ngược lại, số lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị tương đương nhau. Có thể thấy rằng ở hình thức này hợp đồng sẽ không được thanh toán bằng tiền mà bằng hàng hóa có giá trị tương đương.
– Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hoạt động xuất khẩu được thực hiện dựa trên nội dung nghị định thư được ký kết giữa Chính phủ các quốc gia với nhau.
Trên đây là thông tin Luật Hoàng Phi muốn gửi tới những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về “xuất khẩu là gì?”. Bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6557.
The post Xuất khẩu là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/xuat-khau-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét