Chứng thực là gì?
Hoạt động công chứng, chứng thực là những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay. Tuy nhiên, việc sử dụng nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực là vô cùng phổ biến. Sau đây công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thuật ngữ trên thông qua bài viết “Chứng thực là gì?” từ đó giúp người đọc có thể phân biệt được chứng thực với công chứng.
Chứng thực là gì?
Chứng thực là việc chứng nhận tính xác thực của giấy tờ, văn bản, chữ ký hoặc hợp đồng, giao dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật.
Từ định nghĩa nêu trên và các văn bản pháp luật hiện hành, ta có thể thấy được đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa chứng thực và công chứng.
Ta thấy, chứng thực xác nhận tính chính xác, hợp pháp của văn bản, giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký về mặt hình thức. Còn công chứng là việc của công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch về cả nội dung và hình thức.
Qua nội dung trên đây, Quý độc giả đã giải đáp được “chứng thực là gì?”, ở trong các phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ đưa ra một số nội dung pháp lý có liên quan đến chứng thực theo pháp luật hiện hành.
Các loại chứng thực?
Theo các quy định tại nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, bao gồm các loại chứng thực sau:
– Chứng thực bản sao từ bản chính;
– Chứng thực chữ ký;
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực?
Theo quy định hiện hành, các cơ quan sau có thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực:
1/ Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
2/ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
+ Chứng thực di chúc;
+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.
3/ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
Giá trị văn bản chứng thực?
Theo quy định tại điều 3,nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, đối với mỗi văn bản chứng thực sẽ giá trị pháp lý, cụ thể như sau:
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm cảu người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản;
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Trên đây là các nội dung cơ bản về “chứng thực là gì?” Nếu quý vị còn có thắc mắc gì hoặc muốn biết thêm chi tiết vui long liên hệ đến công ty Luật Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.
The post Chứng thực là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/chung-thuc-la-gi-2/
Nhận xét
Đăng nhận xét