Xe cơ giới là gì?
Trên phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được nghe rất nhiều đến cụm từ người điểu khiển phương tiện xe cơ giới, làn đường dành cho xe cơ giới, làn đường dàn cho xe thô sơ, nhưng thực chất xe cơ giới gồm những loại phương tiện gì có lẽ rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ.
Hôm nay Luật Hoàng Phi sẽ gửi tới bạn đọc thông tin liên quan đến chủ đề “ xe cơ giới là gì”.
Xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.
Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray theo giải thích từ ngữ trong luật giao thông đường bộ 2008.
Trong định nghĩa này, ta có thể thấy rằng nhà làm luật đã định nghĩa dưới hình thức liệt kê danh sách các loại phương tiện được xếp vào nhóm xe cơ giới. Những phương tiện thuộc danh sách trên sẽ được xác định là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( hay còn gọi là xe cơ giới).
Đặc điểm của loại phương tiện này là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa.trên đường bộ. Đường bộ được xác định gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Tuy nhiên trong danh sách các phương tiện này có khá nhiều khái niệm còn khá xa lạ đối với người dân.
Phân loại xe cơ giới
Theo phần giải thích “xe cơ giới là gì?” được chúng tôi trình bày ở trên, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phân thành các nhóm sau: ô tô; xe mô tô và xe gắn máy; máy kéo’ rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; các loại phương tiện khác.
Có thể thấy rằng xe cơ giới khá là đa dạng, tuy nhiên trên thực tiễn còn khá nhiều người dân còn chưa thể hiểu rõ xe máy được xếp vào nhóm xe gắn máy hay xe mô tô? Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đọc xác định một cách chính xác loại phương tiện mà mình đang dùng để di chuyển hàng ngày thuộc nhóm nào.
Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Xe ô tô gồm có xe con, xe bán tải, xe khách, xe tải, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc .
Xe ô tô con là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi( kể cả người lái).
Xe bán tải, xe tải Van có khối lượng hành chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông được xem là xe con.
Xe tải là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên).
Ô tô khách là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.
Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ô tô được thiết kế để kéo sơ mi rơ moóc )
Xe mô tô gồm có xe mô tô ba bánh và xe mô tô hai bánh.
Xe mô tô hay còn gọi là xe máy là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400kg. Như vậy khi người dân sử dụng xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên được gọi là xe máy.
Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.
Như vậy có thể nhận thấy rằng loại xe hàng ngày chúng ta dùng để di chuyển như Hon da, Yamaha, Piagio,.. được xác định là xe mô tô chứ không phải xe gắn máy như mọi người thường lầm tưởng. Một cơ sở để xác định loại xe bạn đang sở dụng là xe mô tô hay xe gắn máy đó chính là người điều khiển xe mô tô cần có giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Ô tô kéo rơ-moóc là xe ô tô được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Rơ-moóc là tổng hợp gồm hệ thống trục và lốp xe có kết cấu vững chắc được kết nối với xe ô tô sao cho khối lượng toàn bộ của rơ moóc không đặt lên ô tô kéo.
Lưu ý dành cho chủ phương tiện điều khiển xe cơ giới
Chủ điều khiển khi tham gia giao thông cần có giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe cơ giới. Tuân thủ đúng quy định của luật an toàn giao thông đường bộ, đi đúng làn đường, phần đường của mình, đi đúng tốc độ,…
Nếu vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ , chủ điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, tước giấy phép lái xe, thu giữ phương tiện tùy theo mức độ vi phạm của mình.
Trên đây là những thông tin mà Luật Hoàng Phi muốn cung cấp tới bạn đọc còn đang chưa hiểu rõ về “ xe cơ giới là gì?”. Luật Hoàng Phi hi vọng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp tới bạn đọc sẽ giúp cho bạn đọc có thể nhận diện được đâu là xe cơ giới và phân biệt được loại hình phương tiện mà mình đang điều khiển khi tham gia giao thông là loại xe gì. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề trên, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn 1900 6557.
The post Xe cơ giới là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/xe-co-gioi-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét