Sáng chế là gì?
Luật pháp Việt Nam quy định: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, sáng chế ra đời nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức đăng ký độc quyền sáng chế.
Song tại một số nước châu Âu sáng chế lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Vậy sáng chế là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết dưới đây.
Những sáng tạo nào không thể được coi là sáng chế?
Đối với các nước châu Âu, theo Điều 52 của Công ước về bằng phát minh sáng chế châu Âu (EPC) quy định những sáng tạo sau đây không thể được coi là những sáng chế có khả năng được cấp bằng bảo hộ, đó là:
– Những khám phá, các học thuyết khoa học, các phương pháp toán học;
– Những sáng tạo thẩm mỹ;
– Sự sắp xếp kế hoạch, quy tắc và phương pháp thực hiện các hành vị trí óc, chơi các trò chơi hay kinh doanh và các chương trình máy tính;
– Trình bày thông tin;
– Các phương thức điều trị cơ thể người hay động vật qua mổ xẻ (giải phẫu) hay điều trị không dùng phẫu thuật và các phương pháp chẩn đoán được tiến hành trên cơ thể người hay vật sẽ không được coi là những sáng chế. Tuy nhiên, việc loại trừ trên không áp dụng cho các sản phẩm, nhất là các chất hay các hợp chất được đem sử dụng cho bất kỳ phương pháp nào nêu trên.
Phạm vi loại trừ khỏi khả năng bảo hộ sáng chế của những sáng tạo được viện dẫn ở trên do Công ước văn bằng sáng chế
Công ước về bằng phát minh sáng chế châu Âu được viết tắt là (EPC) là cơ sở hình thành văn phòng cáp bằng phát minh sáng chế châu Âu là European Patent Office được viết tắt là EP0. EPO có trụ sở tại Munich, Đức. Công ước hiện được áp dụng ở hầu hết các nước thành viên cộng đồng châu Âu và một vài nước châu Âu khác… EPC quy định việc đơn lẻ bằng tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Pháp.
Khi bằng phát sinh sáng chế được chấp nhận cấp với khoản lệ phí thích hợp, việc biên dịch đã được đệ trình, đơn xin lẻ được chuyển thành một loạt các bằng phát minh sáng chế riêng. Hệ thống này cũng cho phản đối việc cấp bằng trong vòng 9 tháng kể từ khi nộp đơn tại EP0 cho đến khi bằng được cấp. Tuy nhiên, các vấn để tiếp theo về hiệu lực phải được giải quyết tại Tòa án quốc gia.
Châu Âu (EPC) quy định trong phạm vi rộng. Những loại sáng tạo thiên về hình thức được xem như “những sáng chế”. Chẳng hạn như các chương trình máy tính, việc điều trị y học đối với con người, các học thuyết khoa học (pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng không cấp bằng sáng chế cho những người tạo ra các sản phẩm trên). Theo nội dung quy định của EPC thì các sáng tạo trên đã được điều chỉnh bởi việc bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne, do đó các quốc gia không bị ràng buộc bởi EPC là phải quy định việc bảo hộ văn bằng. Nhưng đối với những sáng tạo ra một khía cạnh thẩm mỹ” của một vật có đặc tính kỹ thuật thì các đặc tính kỹ thuật đó có thể được cấp văn bằng (riêng công dụng về mặt thẩm mỹ thì không được xét cấp văn bảng bảo hộ). Cũng tương tự như vậy, một phương pháp trình bày thông tin có thể được cấp văn bằng sáng chế. Đó là những đường xoắn trên đĩa hát được thiết kế để ghi âm thanh Stereo.
Nhưng theo quan điểm của các nước tham gia Công ước văn bằng sáng chế châu Âu thì một chương trình máy tính không thể được cấp bằng sáng chế (cho người tạo ra chương trình đó) cho dù nội dung của nó là gì! Tuy nhiên, cần phải phân biệt việc sử dụng một chương trình máy tính theo cách hiểu thuộc lĩnh vực kỹ thuật cho việc áp dụng sáng chế thì nó có thể tạo nên một phần của sáng chế tổng thể và chủ thể của sáng chế đó đương nhiên được cấp bằng bảo hộ.
Quan điểm của các nước thành viên EPC về phương pháp điều trị người và động vật, theo họ việc điều trị con người và động vật về cơ bản là vấn đề phi kinh tế và do đó, nó nằm ngoài phạm vi bảo hộ đối với một sáng chế. Việc loại trừ trên chỉ được áp dụng đối với các phương pháp điều trị cơ thể người và vật mà không áp dụng đối với các sản phẩm được sử dụng trong việc điều trị đó.
Nhưng các hợp chất được đem sử dụng cho phương pháp điều trị cho người và động vật thì lại được bảo hộ. Các nước thuộc Tổ chức EPC cũng không cấp bằng sáng chế đối với những khám phá, những học thuyết, phương pháp, bố trí chương trình và hệ thống. Theo quan điểm của các nước thuộc Tổ chức EPC thì việc loại trừ những dạng sáng tạo trên cũng giống như việc loại trừ các “ý tưởng. Theo nguyên tắc xét cấp bằng sáng chế trong Công ước EPC thì: “Việc khám phá ra một vật chất đã được biết tới cụ thể nào đó có thể chịu được những va chạm cơ học sẽ không thể được cấp văn bằng, nhưng một thanh tà vẹt đường ray được làm từ vật liệu đó có thể hoàn toàn được bảo hộ”.
Theo quy định trên, chỉ những sáng tạo nêu ra một giải pháp cụ thể nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật mang tính chất công nghiệp mới được coi là sáng chế và được bảo hộ. Còn những khám phá khác như bố trí chương trình, phương pháp học thuyết mặc dù có hữu ích nhưng không có khả năng áp dụng công nghiệp trên thực tế thì không được bảo hộ là sáng chế, theo đó những sản phẩm trí tuệ trên được coi là tài sản công cộng! Quan điểm của pháp luật Australia và Hoa Kỳ khác biệt so với quy định của EPC trong việc bảo hộ những sản phẩm trí tuệ.
Quan điểm của hai nước nói trên về bảo hộ một sáng chế với những điều kiện cụ thể. Pháp luật của Australia quy định một sáng chế trước hết là: “một cách sản xuất mới” trước khi nó được xem xét bảo hộ theo văn bằng (Điều 18, Luật về Văn bằng sáng chế, 1990). Như vậy, giải pháp đó phải là giải pháp kỹ thuật áp dụng trên thực tế, tính mới của giải pháp đó được áp dụng vào sản xuất có tính sáng tạo và độc đáo không trùng lặp với những giải pháp kỹ thuật khác đang được áp dụng trên thực tế. Tại Hoa Kỳ, một sáng chế hay một khám phá chỉ có thể được bảo hộ khi nó thỏa mãn về một “quy trình, máy móc, sản xuất hay hỗn hợp các chất hay là bất kỳ một sự cải tiến có ích và mới nào của những thứ đó”
Theo pháp luật của Hoa Kỳ thì một “quy trình” được hiểu là “một trình tự, nghệ thuật hay phương pháp”. Như vậy, phạm vi những sản phẩm trí tuệ ở Hoa Kỳ và Australia được cấp bằng bảo hộ sáng chế rộng hơn so với những quy định của EPC. Điều này đã làm cho pháp luật về văn bằng được mở rộng để bảo hộ phần mềm máy tính, công thức toán học và kể cả một số phương pháp trong kinh doanh (phương pháp giao dịch bán hàng thông qua mạng Internet…).
Tiêu chuẩn của một sáng chế được cấp Bằng bảo hộ cần đảm bảo điều kiện gì?
Quy định về những tiêu chuẩn của một sáng chế được cấp Bằng bảo hộ phải đáp ứng ba điều kiện: Tính mới, tính sáng tạo và tính hữu ích. Nhưng phạm vi của tính mới, tính sáng tạo theo luật của EPC và của Australia, Hoa Kỳ có sự khác nhau. Tiêu chuẩn yêu cầu theo EPC về tính mới của một giải pháp kỹ thuật phải mới so với thế giới. Sáng chế phải có tính mới khi đem so sánh với thực tế tri thức hoặc kỹ năng, kỹ thuật trên phạm vị thế giới (quan điểm của EPC cũng tương tự như quan điểm của Việt Nam về sáng chế).
Quan điểm của pháp luật Australia và Hoa Kỳ lại khác ở chỗ:
– Tiêu chuẩn về tính mới của Australia so với thế giới là đối với các tài liệu, còn việc tiết lộ được tiến hành thông qua việc thực hiện một hành vi” và chỉ có các hành vi được thực hiện trong khuôn khổ thẩm quyền quốc gia trước ngày nộp đơn mới được coi là vi phạm những giải pháp kỹ thuật được bảo hộ trước đó. Như vậy, ở Australia trong trường hợp một giải pháp kỹ thuật của một người chưa được thực hiện trong khuôn khổ thẩm quyền quốc gia trước ngày người khác nộp đơn, được coi là có tính mới;
– Còn ở Hoa Kỳ, luật quy định tiêu chuẩn có tính mới nếu như sáng chế đã được công khai ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hay nó đã được áp dụng trên thực tế hoặc đã được bán tại nước này trước ngày người có sáng chế tương tự nộp đơn thì sáng chế đó không được bảo hộ. Tương tự như vậy, nếu một sáng chế đã được miêu tả trong một ấn phẩm bất kỳ tại một nơi nào đó hay giải pháp đó đã được đem bán tại nước này hơn một năm so với ngày một người nộp đơn thì giải pháp của người đó không được bảo hộ. Nhưng theo quy định của EPC (Điều 54), tính mới của một sáng chế phải không tạo thành một phần của tri thức hay kỹ năng đó. Tri thức hay kỹ năng trước đó được hiểu là bao gồm tất cả những gì đã có sẵn trong công chúng thông qua miêu tả bằng văn bản hay lời nói, thông qua sử dụng hay bằng cách nào khác, trước ngày nộp đơn xin văn bằng châu Âu. Tuy nhiên, theo Điều 55 của EPC thì trong một số trường hợp hạn chế những sự tiết lộ trước đó của người sáng chế hay người khác cũng không ảnh hưởng tới việc bảo hộ một sáng chế. Việc tiết lộ sáng chế không được tính đến nếu nó diễn ra trong thời gian không quá 06 tháng trước ngày nộp đơn xin văn bằng châu Âu với những lý do sau:
– Việc lạm dụng hay sử dụng sai rõ ràng liên quan tới người có đơn hay người tiền nhiệm hợp pháp của người nộp đơn; LAI – Những tình tiết là người có đơn hay tiền nhiệm hợp pháp của người nộp đơn đã trưng bày sáng chế tại một cuộc triển lãm quốc tế chính thức hay được coi là chính thức mà phù hợp với những quy định tại điều khoản của Công ước về triển lãm quốc tế được ký tại Paris ngày 22/11/1928 và sửa đổi lần cuối vào ngày 30/11/1972. Ca Ngược lại, tại Australia và Hoa Kỳ cũng quy định về trường hợp trên nhưng nhà sáng chế được tiết lộ sáng chế cho hiệp hội học giả hay thử nghiệm sáng chế trước công chúng trong hạn 12 tháng trước khi nộp đơn xin cấp Bằng bảo hộ sáng chế đó.
Sáng chế là gì?
Theo những quy định trên có thể nhận định: Sáng chế là một sản phẩm của trí tuệ nó phải có tính sáng tạo. Tính sáng tạo của một sáng chế không phải là sự hiển nhiên. Sự hiển nhiên được hiểu là một giải pháp đã được tạo ra một cách dễ dàng đối với một chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật đó (tương tự như pháp luật Việt Nam quy định về cùng một vấn đề). Điều 55 của EPC quy định: “Một sáng chế phải được xem xét là một bước sáng tạo nếu trên cơ sở thực tế tri thức hay kỹ năng, nó không là hiển nhiên đối với người có kỹ năng trong nghề”.
– Nội dung của sự hiển nhiên được biểu hiện ở chỗ là những gì không vượt quá tiến bộ thông thường của công nghệ mà chỉ đi theo một cách thuần túy hay logic những gì của tri thức trước đây, có nghĩa là những gì không liên quan tới việc sử dụng bất kỳ kỹ năng hay khả năng nào vượt quá cái được mong đợi từ người có kỹ năng trong nghề. Một sáng chế được hiểu là sự hiển nhiên nếu một người bình thường có kỹ năng trong nghể có thể tạo ra một giải pháp mà giải pháp kỹ thuật đó đã được người sáng chế khác đưa ra. Riêng khái niệm về người bình thường có kỹ năng trong nghề được các trường phái luật học nêu rất khác nhau.
Tại Australia và Hoa Kỳ, tiêu chuẩn một người có kỹ năng trong nghề là người có kỹ năng thông thường liên quan đến giải pháp kỹ thuật của sáng chế hoặc người đó có kinh nghiệm hiểu được kiến thức phổ thông qua nghiên cứu chủ đề của sáng chế mà tuyệt nhiên không phải là sáng tạo hay trí tưởng tượng.
Tại Hoa Kỳ, giả thiết về người có kỹ năng trong nghề căn cứ vào mức độ học vấn của nhà sáng chế và những vấn đề gặp phải trong lĩnh vực cụ thể, các giải pháp trong nghề trước đó đối với vấn đề này, sự tinh vi của công nghệ, mức độ học vấn của người làm việc trong lĩnh vực và trong thời khắc mà sáng chế được tạo ra.
Cũng về vấn đề trên, theo quy định của EPC thì người có kỹ năng trong nghề là người có sự tiếp cận tới khối lượng kiến thức được tìm thấy trong thực tế tri thức hiện có.
Cũng theo quy định của EPC thì sáng chế còn phải thỏa mãn điều kiện là có khả năng áp dụng trong thương mại. Khả năng hữu ích của một sáng chế được thể hiện ở chỗ, nó có một hoặc một số hình thức có thể áp dụng được trong thương mại hay trong công nghiệp. Quan điểm của các nước châu Âu được quy định trong Điều 57 của EPC như sau: “Một sáng chế phải được xem xét là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu nó có thể được làm ra hay sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực công nghiệp nào kể cả nhà nước”. Trong đó “lĩnh vực công nghiệp” được hiểu theo nghĩa bao gồm bất kỳ hoạt động thực tế nào có tính chất kỹ thuật” lĩnh vực nghệ thuật hữu ích hay thực hành và độc lập với lĩnh vực nghệ thuật thẩm mỹ.
Tính chất kỹ thuật còn được hiểu là một quy trình chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Tính chất kỹ thuật phải mang tính hiện thực khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. Tính chất đó đã được loại trừ các loại hàng hóa hay quy trình hoạt động trái với các quy luật đã được khẳng định, chẳng hạn như một loại máy cơ giới chuyển động vĩnh cửu sẽ không bảo hộ được vì nó không thể áp dụng được trong sản xuất công nghiệp.
Ngược lại với các nước châu Âu, pháp luật của Australia quy định một sáng chế hữu ích không cần phải có thể phát triển được về mặt thương mại vì một văn bằng không phải theo các chỉ dẫn khẳng định trong đơn thì sáng chế đó sẽ thành công về mặt thương mại. Cũng về vấn đề này, pháp luật của Hoa Kỳ chỉ quy định tiêu chuẩn loại trừ một sáng chế liên quan đến tính hữu ích của nó là: “một sáng chế không đáng tin cậy”, nghĩa là những lời khẳng định của nhà sáng chế phải có thể áp dụng được trong thế giới thực tế”. Tính hữu ích của một sáng chế ở Hoa Kỳ được bảo hộ khi nó có các nội dung cơ bản sau:
– Có tính hữu ích trong việc áp dụng công nghiệp và phải thực hiện được một số chức năng có ích;
– Một sản phẩm được coi là thành công về thương mại không nhất thiết rằng sáng chế đó phải đạt được tất cả những chức năng dự định hay phải hoạt động trong mọi điều kiện… Sự thành công một phần là đủ để cho thấy tính hữu ích có thể được cấp Bằng bảo hộ.
Về trình tự và thủ tục cấp bằng sáng chế ở Hoa Kỳ được pháp luật quy định khác biệt so với các nước trên thế giới. Các nước đều áp dụng ưu tiên cho đơn nộp trước không phụ thuộc vào sáng chế nào được tạo ra trước mà phụ thuộc vào ai là người nộp đơn trước.
Nhưng hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ về sở hữu trí tuệ lại quy định người sáng chế phải viết nhật ký công tác sáng chế, khi có tranh chấp về quyền ưu tiên thì nhật ký sáng chế là căn cứ để xem xét ai sáng chế trước. Quy định như trên về mặt lý thuyết rất có tính thuyết phục nhưng trên thực tế khách quan thì việc phán đoán ai là người sáng chế trước, ai sáng chế sau không phải bao giờ cũng được xác định đúng.
The post Sáng chế là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/sang-che-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét