Công ty cổ phần ở Việt Nam

Các mô hình quản lý công ty cổ phần 

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thường có rất nhiều cổ đông, do đó việc tổ chức, quản lý công ty khá phức tạp. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp quy định cho công ty cổ phần với cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình công ty khác. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc, Tổng giám đốc.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng duy nhất mô hình quản trị đó đã không còn phù hợp với sự đa dạng của doanh nghiệp về quy mô, tính chất sở hữu cũng như cách thức quản trị công ty. Ngoài ra, quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 không phù hợp với thông lệ quốc tế khi nhiều quốc gia cho phép công ty cổ phần được tùy ý lựa chọn áp dụng một trong hai mô hình quản trị’. Khắc phục hạn chế đó, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (mô hình có Ban Kiểm soát). 

Đối với mô hình thứ nhất này cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần lại được thiết kế theo hai mô hình khác nhau đó là mô hình bắt buộc phải có Ban kiểm soát và mô hình không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Việc có Ban kiểm soát hay không còn tùy thuộc vào số lượng cổ đông của công ty và tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu. Cụ thể là: 

– Công ty cổ phần không bắt buộc phải có Ban kiểm soát nếu công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty. 

– Công ty cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần. Với mô hình này việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty. Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của các cổ đông’. 

Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (mô hình không có Ban Kiểm soát). 

Trong mô hình này, công ty cổ phần không có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị trong mô hình này ngoài thành viên điều hành còn có thành viên độc lập (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập) và Ban kiểm toán nội bộ. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm soát trong mô hình thứ nhất. 

* Về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần: 

Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì chỉ có một người có quyền đại diện theo pháp luật của công ty đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Theo đó, trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Trong trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đại hội đồng cổ đông

Chức năng và thành phần Đại hội đồng cổ đông 

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty cổ phần, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (gồm cổ động phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết). ĐHĐCĐ là cơ quan tập thể, không làm việc một cách thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 

Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông 

ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty cổ phần, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổ đông. Vì vậy, ĐHĐCĐ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014, ĐHĐCĐ có các quyền và nghĩa vụ sau đây: thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên (nếu có); quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm; quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Và 

Triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường. ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần và khi cần thiết thì có thể tổ chức các cuộc họp | ĐHĐCĐ bất thường. Luật Doanh nghiệp không giới hạn số lần họp 

ĐHĐCĐ bất thường. Quy định này là hợp lý, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần hoạt động một cách có hiệu quả. Bởi lẽ trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, có những vấn đề phát sinh đột xuất thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ cần phải giải quyết kịp thời mà nếu phải chờ đến cuộc họp thường niên thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. 

Cuộc họp thường niên: 

ĐHĐCĐ thường niên được Hội đồng quản trị (HĐQT) triệu tập trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014, ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây: kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo của HĐQT về quản trị và kết quả hoạt động của HĐQT và từng thành viên HĐQT; báo cáo của Ban kiểm soát (BKS) về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của HĐQT, Giám đốc (GĐ) hoặc Tổng giám đốc (TGĐ); báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của BKS và của từng Kiểm soát viên; mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền. 

– Cuộc họp bất thường: 

ĐHĐCĐ bất thường có thể được triệp tập bởi HĐQT, BKS và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ | hơn quy định tại Điều lệ công ty. 

HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong các trường hợp sau đây: 

+ HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; 

+ Số thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; 

+ Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. 

+ Theo yêu cầu của BKS; | o Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. 

Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì BKS thay thế HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ. Trường hợp BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy địnhỏ thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đại diện công ty triệu tập họp ĐHĐCĐ. 

Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông 

Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều có quyền dự họp ĐHĐCĐ. Cổ đông là tổ chức cử một hoặc một số người đại diện thực hiện các quyền cổ đông của mình trong ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, số người được cổ đông là tổ chức cử làm đại diện phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ động đó sở hữu. Cụ thể cổ đông là tổ chức có sở hữu ít nhất  10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện và phải xác định cụ thể số cổ phần cho mỗi người đại diện. Trường hợp cổ đông không xác định số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền. Có thể thấy rằng pháp luật giới hạn số lượng người đại diện như vậy đồng nghĩa với việc giới hạn quyền ủy quyền của cổ đông là tổ chức. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó quy định này là cần thiết nhằm tránh trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ tiến hành khó khăn hay thậm chí không tiến hành được do số lượng người dự họp quá lớn. 

Cổ đông có thể tham dự ĐHĐCĐ theo một trong các hình thức sau đây: 

– Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp. 

– Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp. Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa có người đại diện theo ủy quyền thì ủy quyền cho người khác dự họp ĐHĐCĐ. Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp ĐHĐCĐ phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp ĐHĐCĐ phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp. 

– Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác. 

– Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử. 

Như vậy, hiện nay cổ đông có thể tham dự ĐHĐCĐ bằng nhiều hình thức khác nhau. Quy định này của Luật Doanh nghiệp 2014 nhằm khuyến khích và tạo điều kiện doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản trị, từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều công ty cổ phần tiến hành ĐHĐCĐ ở những nơi xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn, thủ tục ủy quyền phức tạp nhằm hạn chế sự tham gia của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số’. Tuy nhiên, quy định được bổ sung này của Luật Doanh nghiệp 2014 sẽ hạn chế được tình trạng trên xảy ra. 

Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông 

Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có đủ số lượng cổ đông theo quy định của pháp luật, cụ thể là: 

Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành lần thứ nhất khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ khác cao hơn để tiến hành họp ĐHĐCĐ lần thứ nhất. Trường hợp này, tỷ lệ cao hơn do Điều lệ công ty quy định sẽ được áp dụng để xác định tính hợp lệ của cuộc họp ĐHĐCĐ. 

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định của pháp luật thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ khác cao hơn. 

Trường hợp cuộc họp lần thứ hai vẫn không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trong trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. 

Như vậy, cuộc họp của ĐHĐCĐ chỉ có thể được triệu tập đến lần thứ ba. Quy định này nhằm đảm bảo cho cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành trong mọi trường hợp, ngay cả khi các cổ đông lớn cố tình trì hoãn không tham dự cuộc họp vì nhiều lý do khác nhau. 

Thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ thông qua nghị quyết bằng hai hình thức đó là biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 

Thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp: Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ được áp dụng để quyết định về các vấn đề đó là: sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty, định hướng phát triển công ty; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, thông qua báo cáo tài chính hằng năm; tổ chức lại, giải thể công ty. 

Nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ tối thiểu khác cao hơn 51% để thông qua những quyết định. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề quan trọng như: loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty… thì Luật Doanh nghiệp 2014 quy định phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. 

Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã hạ thấp yêu cầu về tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ xuống 51% đối với quyết định thông thường và 65% đối với quyết định quan trọng (tỷ lệ tương ứng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 là 65% và 75%). Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như vậy nhằm giảm bớt khó khăn, tốn kém cho công ty cổ phần trong cuộc họp ĐHĐCĐ và nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Đối với việc bầu thành viên HĐQT và BKS, trước đây Luật Doanh nghiệp 2005 quy định phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Quy định này ở mức độ nhất định đã góp phần bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số nhưng lại gây ra sự thiếu kết dính trong HĐQT, làm cho việc ra quyết định trong một số trường hợp kéo dài, tốn kém, thậm chí không thông qua được.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS không bắt buộc phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu” mà có thể bằng phương thức khác được quy định tại Điều lệ công ty. | Thông qua nghị quyết theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: Điều lệ công ty có thể quy định một số vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nhằm giúp công ty tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn đối với các công ty có số lượng cổ đông lớn khi phải triệu tập họp ĐHĐCĐ để thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết.

Trường hợp công ty lựa chọn việc thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bằng hình thức này cũng được Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thấp hơn so với Luật Doanh nghiệp 2005 (tỷ lệ là 75%).

Nghị quyết của ĐHĐCĐ có thể bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần nếu trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty hoặc nội dung nghị quyết của ĐHĐCĐ vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Tuy nhiên, có trường hợp mặc dù trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ không được thực hiện đúng như quy định nhưng vẫn hợp pháp và có hiệu lực đó là khi nghị quyết đó được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hội đồng quản trị 

Chức năng và thành phần Hội đồng quản trị 

HĐQT là cơ quan quản lý công ty cổ phần, thực hiện chức năng quản lý công ty thay cho ĐHĐCĐ khi ĐHĐCĐ không họp. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có ít nhất 03 thành viên và không quá 11 thành viên, số lượng thành viên cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. 

Đối với mô hình thứ nhất, tất cả các thành viên của HĐQT đều là thành viên điều hành, quản lý công ty. Đối với mô hình thứ hai, HĐQT gồm có hai loại thành viên với chức năng khác nhau, đó là thành viên điều hành và thành viên độc lập (phải có ít nhất 20% số thành viên HĐQT là thành viên độc lập) và Ban kiểm toán nội bộ. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập. Để trở thành thành viên HĐQT Luật Doanh nghiệp 2014 đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định 

Thẩm quyền của Hội đồng quản trị 

Các quyền và nhiệm vụ cụ thể của HĐQT được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, có thể phân thành các nhóm đó là: nhóm quyền quyết định về hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính và tổ chức, quản lý công ty (chẳng hạn như quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc TGĐ và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định…); nhóm quyền kiến nghị (như kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty…) và quyền, nghĩa vụ về công tác văn phòng cho ĐHĐCĐ (như duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ, triệu tập họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định…).

Lưu ý: ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển công ty mà định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược phát triển công ty, định hướng thay đổi, mở rộng hay thu hẹp ngành nghề kinh doanh, thay đổi mục tiêu kinh doanh… Trong khi đó, HĐQT cũng có quyền quyết định chiến lược phát triển công ty. Vì vậy, quyền này cần được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty nhằm tránh xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT. 

Triệu tập và thể thức tiến hành họp Hội đồng quản trị

 * Cuộc họp Hội đồng quản trị 

Hoạt động của HĐQT được thực hiện trong các kỳ họp, mỗi quý phải họp ít nhất một lần. Ngoài ra, HĐQT cũng có thể được triệu tập họp bất thường khi xét thấy cần thiết. | Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT khi có đề nghị của các chủ thể đó là: BKS hoặc thành viên độc lập; GĐ hoặc TGĐ hoặc ít nhất 05 người quản lý khác; của ít nhất 02 thành viên điều hành của HĐQT và các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của HĐQT. 

* Điều kiện tiến hành cuộc họp Hội đồng quản trị

Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ 4 tổng số thành viên trở lên tham dự. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trong trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn 5 số thành viên HĐQT dự họp. 

Thành viên HĐQT có thể tham dự và biểu quyết tại cuộc họp bằng một trong các cách thức sau: 

+ Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp. 

+ Ủy quyền cho người khác đến dự họp nếu được đa số thành viên HĐQT chấp thuận. 

+ Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự khác. 

+ Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử. Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư thì phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch HĐQT chậm nhất một giờ trước khi khai mạc cuộc họp. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

* Thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị 

HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết. Trường hợp thông qua nghị quyết của HĐQT bằng biểu quyết tại cuộc họp: nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn. Trong trường hợp số phiếu chấp thuận và không chấp thuận ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT. TH Luật Doanh nghiệp không quy định trong trường hợp HĐQT thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác thì tỷ lệ thông qua quyết định sẽ áp dụng như thế nào. Vì vậy, Điều lệ công ty phải quy định cụ thể về vấn đề này.

Chủ tịch Hội đồng quản trị 

Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu HĐQT, do HĐQT bầu ra trong số các thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT chỉ là một chức danh mà không phải là một cơ quan của công ty. Chủ tịch HĐQT có thể kiếm GĐ hoặc TGĐ công ty trừ trường hợp công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác. 

Chủ tịch HĐQT có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; tổ chức việc thông qua nghị quyết của HĐQT; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT; chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ. Ngoài ra, chủ tịch HĐQT còn có thể có thêm các quyền và nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định. 

Thông thường, Chủ tịch HĐQT phải tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên nhưng trong trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì Chủ tịch HĐQT có thể ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên của HĐQT thay mặt mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có ủy quyền thì các thành viên còn lại của HĐQT bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số.

Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty 

GĐ (TGĐ) là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. GĐ (TGĐ) do HĐQT bổ nhiệm một người trong số các thành viên HĐQT hoặc kí hợp đồng thuê một người khác với nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc gia hạn hợp đồng với số nhiệm kỳ không hạn chế. 

GĐ (TGĐ) công ty cổ phần phải có những tiêu chuẩn và điều kiện nhất định’. Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây quy định GĐ (TGĐ) công ty cổ phần không được đồng thời làm GĐ (TGĐ) của doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 không còn quy định cấm đó. GĐ (TGĐ) chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, bao gồm: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của HĐQT; tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT; quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của GĐ (TGĐ); tuyển dụng lao động; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Ngoài ra, GĐ (TGĐ) còn có thể có thêm các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của HĐQT. 

Ban kiểm soát

BKS là cơ quan kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ trong hoạt động của các cơ quan quản lý, điều hành công ty cổ phần. BKS có từ 03 đến 05 thành viên, do ĐHĐCĐ bầu ra. BKS phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Để trở thành kiểm soát viên công ty cổ phần thì người này cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện nhất định’. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng BKS theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng BKS do Điều lệ công ty quy định. 

Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là các vấn đề tài chính, vì vậy phải có ít nhất một kiểm soát viên có trình độ chuyên môn về kế toán hoặc kiểm toán. Trưởng BKS phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. Kiểm soát viên có thể là người lao động của công ty, tuy nhiên trên thực tế đây lại là một trong nh lý do khiến cho hoạt động của BKS chỉ mang tính hình thức. Bởi lẽ với vai trò người lao động, họ phải chịu sự quản lý của HĐQT và GĐ (TGĐ), trong khi đó với vai trò kiểm soát viên, họ lại cần phải độc lập với HĐQT và GĐ (TGĐ). Do đó, tính độc lập trong việc giám sát HĐQT và GĐ (TGĐ) sẽ bị hạn chế. 

BKS có hai nhiệm vụ chính đó là: giám sát HĐQT, GĐ (TGĐ) trong việc quản lý và điều hành công ty và thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của các loại báo cáo như báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT. Ngoài ra, BKS còn có các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của ĐHĐCĐ. 

Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, BKS có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty, có quyền được cung cấp thông tin, quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ty trong giờ làm việc; có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐQT và các cuộc họp khác của công ty. BKS có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 

The post Công ty cổ phần ở Việt Nam appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/cong-ty-co-phan-o-viet-nam/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?