Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm?

Xét trên quy định của các văn bản pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ đầy đủ, cơ bản phù hợp với pháp luật quốc tế, Việt Nam cũng có những cơ quan nhà nước chuyên ngành và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đại diện, dịch vụ nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công chức nhà nước cũng như của cộng đồng đã có những chuyển biến đáng kể..

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển của công nghệ mạng và kỹ thuật số, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng gia tăng với những biểu hiện hết sức đa dạng, tinh vi. Mục đích của việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là lợi nhuận, kể cả những hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả. Cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong quy định pháp luật còn rất phức tạp, nhiều quy định không cụ thể, khó thực hiện. Việc xử lý các hành vi xâm phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đạt hiệu quả thiết thực, từ đó làm giảm hiệu lực của việc bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ. Những điều này đòi hỏi cơ chế pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng phải được thường xuyên hoàn thiện để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Hiểu một cách chung nhất, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra một sản phẩm, quy trình hoặc một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường, mục đích của việc sử dụng là vì lợi nhuận hoặc vì mục đí riêng của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm. Pháp luật quy định những căn cứ để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ biểu hiện qua rất nhiều hành vi cụ thể, tùy theo từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và ngày càng có thêm những hành vi mới. Vì vậy, pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần có tính linh hoạt rất cao.

Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xác định theo từng đối tượng cụ thể và được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bằng Luật năm 2009, tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129, 130 và 188.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả 

1) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2) Mạo danh tác giả. 3) Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4) Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5) Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6) Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ.

7) Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ.

8) Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ.

9) Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

0) Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11) Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12) Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13) Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14) Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15) Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16) Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm các quyền liên quan 

1) Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

2) Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

3) Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

4) Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

5) Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

6) Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

7) Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.

8) Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

9) Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải

mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

10) Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 

1) Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh 

1) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

2) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

3) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

4) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

5) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này;

6) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

1) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

2) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

3) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

(4) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý 

1) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

2) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

3) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

4) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nếu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp 

1) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

2) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ; | 3) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

N 4) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. | Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng 

1) Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;

2) Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;

3) Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. 5.1.2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm, tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

The post Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/hanh-vi-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-bao-gom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?