Giống cây trồng là gì? Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Khái niệm giống cây trồng?

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam cũng nêu ra định nghĩa về giống cây trồng như sau: Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. (Luật SHTT Điều 5 Khoản 24).

Đối tượng bảo hộ, điều kiện bảo hộ và các thức xác định 

Giống cây trồng mới hiện nay được bảo hộ theo Phần I và Phần IV của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Các quy định về nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về bảo hộ giống cây trồng được dựa trên Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV). Công dân Việt Nam và người nước ngoài được hưởng sự bảo hộ theo quy định tại Điều 157 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Giống cây trồng được bảo hộ nếu có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định”. 3.8.3. Điều kiện bảo hộ và trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng mới

Theo Điều 158 Luật SHTT 2005 (2009) thì điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Tính mới:

Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng các cách khác nhau nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác (Điều 159 Luật SHTT). Quan điểm này hoàn tòan phù hợp với những dấu hiệu của tính mới được nêu ra tại Điều 6 Công Ước UPOV.

Tính khác biệt:

Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 160, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), tính chất được biết đến rộng rãi của giống cây trồng bao gồm việc:

– Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

– Giống cây trồng đó đã được bảo hộ hoặc được đăng ký trong danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

– Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, trừ khi đơn này bị từ chối,

– Giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết của giống đó đã được công bố. Tính đồng nhất: Một giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống (Điều 161 Luật SHTT).

Tính ổn định:

Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ (Điều 162 Luật SHTT).

Tên gọi phù hợp: Theo Điều 163 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loại tương tự. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;

b) Vi phạm đạo đức xã hội; c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó; d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả:

đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác. | Luật SHTT cũng quy định những tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong văn bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ. Ngoài ra, khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải đảm bảo điều kiện là có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ Đơn đăng ký bảo hộ gồm các tài liệu sau đây: a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; b) Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định; c) Giấy ủy quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký:

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt (lập thành 03 bộ), trừ các tài liệu như giấy ủy quyền; tài liệu chứng minh quyền đăng ký, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên và các tài liệu bổ trợ khác;… có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu.

Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng. Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ, ngày nộp đơn:

Cơ quan bảo hộ giống cây trồng, cụ thể là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền và nghĩa vụ tiếp nhận đơn theo một trong các hình thức sau:

a) Nhận trực tiếp từ người nộp đơn hoặc đại diện hợp pháp của người nộp đơn;

b) Nhận đơn qua bưu điện.

Khi nhận đơn, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng phải đóng dấu xác nhận ngày đơn đến; ghi số đơn, vào sổ đăng ký tiếp nhận đơn; gửi 01 bộ cho người nộp đơn.

Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận. Trường hợp người nộp đơn nộp đơn qua bưu điện, ngày nộp đơn được xác định là ngày đơn đến cơ quan bảo hộ giống cây trồng.

Thẩm định: Thẩm định là khâu quan trọng trong thủ tục xét cấp văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng. Các vụ tranh chấp về quyền đối với giống cây trồng nhiều khi do thẩm định không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng bảo hộ trùng lắp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, điều này đặc biệt đáng lưu ý trong lĩnh vực đăng ký quốc tế. Việc thẩm định thường theo hai khía cạnh: thẩm định hình thức và thẩm định nội dung.

Thẩm định hình thức: Đây là việc thẩm định tính đầy đủ, tính hợp lệ của đơn đăng ký bảo hộ. Luật SHTT 2005 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc thẩm định hình thức của đơn. Việc thẩm định hình thức chỉ tập trung vào việc hồ sơ đầy đủ theo quy định và có hợp lệ trong việc trình bày các thông tin trong đơn (theo Điều 174 Luật SHTT).

Đơn xin bảo hộ bị xem là không hợp lệ về mặt hình thức và bị từ chối đăng ký nếu thiếu các giấy tờ quy định trong hồ sơ đăng ký, thiếu các tài liệu đề nghị hưởng quyền ưu tiên, hoặc không tuân theo mẫu ghi trong đơn. Cũng bị xem là không hợp lệ về mặt hình thức đối với những đơn không sử dụng tiếng Việt, các tài liệu trong đơn bị tẩy xoá, rách nát hoặc mờ không đọc được, bản sao các tài liệu không có dấu công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; giống cây trồng trong đơn không thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ ban hành tại thời điểm đăng ký bảo hộ, đơn do người không có quyền nộp đơn nộp theo quy định (Điều 164 Luật SHTT).

Trường hợp đơn được chấp nhận hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày đơn được chấp nhận. Nội dung công bố đơn gồm số đơn, ngày nộp đơn, đại diện (nếu có), người đăng ký, chủ sở hữu, tên giống cây trồng, tên loài cây trồng, ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng đến trước khi ra quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Ý kiến phải được lập thành văn bản và kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh.

– Thẩm định nội dung: Sau khi đơn được chấp nhận là hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiến hành thẩm định nội dụng. Nội dung thẩm định bao gồm việc thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng; thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng, tức là, tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.

Việc thẩm định nội dung được thực hiện theo trình tự sau:

1. Thẩm định tên của giống cây trồng;

2. Thẩm định tính mới của giống cây trồng;

3. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.

Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.

Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng: Văn bằng bảo hộ được cấp nếu đơn đăng ký đảm bảo các điều kiện, yêu cầu trong việc thẩm định và người đăng ký nộp lệ phí theo quy định. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Sau ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố, nếu không nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho người nộp đơn và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

Việc thẩm định có thể cho kết quả là việc cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng từ chối cấp bằng bảo hộ nếu giống cây trồng không đáp ứng được các điều kiện quy định. Người đăng ký và bất kỳ người thứ ba nào đều có quyền khiếu nại quyết định cấp hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Việc giải quyết khiếu nại quyết định cấp hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Cơ quan có thẩm quyền chỉ nhận đơn khiếu nại khi người nộp đơn khiếu nại nêu ra được những căn cứ như: Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp cho người không có quyền được nhận bằng bảo hộ giống cây trồng, trừ trường hợp quyền đó được chuyển giao cho người có quyền; giống cây trồng được bảo hộ không có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất hoặc tính ổn định; tên giống cây trồng không phù hợp.

Bốn , về tính chất, hợp đồng chuyển giao công nghệ là một hợp đồng phức hợp, nó chứa đựng nội dung của nhiều loại quan hệ hợp đồng khác nhau. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể là một hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập, cũng có thể là chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư hoặc các hợp đồng như: hợp đồng nhượng quyền thương mại; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ… Một số điều khoản không được phép đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo sự tự nguyện của các bên khi giao kết hợp đồng

Năm , về hình thức, hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được xác lập bằng hình thức văn bản và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi có hiệu lực. Riêng hợp đồng có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước góp vốn chiếm đa số phải được Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt. Mọi hợp đồng không được đăng ký, phê duyệt theo quy định của pháp luật đều vô hiệu.

Sáu , về luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng: tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng và hình thức chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Bộ Luật dân sự…

Bảy , các hợp đồng phát sinh trong hoạt động chuyển giao công nghệ rất đa dạng. Thực tiễn hoạt động chuyển giao công nghệ đã chứng

minh có các loại hợp đồng về chuyển giao công nghệ như: hợp đồng tư vấn công nghệ; hợp đồng dịch vụ công nghệ; hợp đồng triển khai công nghệ và hợp đồng chuyển giao công nghệ

The post Giống cây trồng là gì? Điều kiện bảo hộ giống cây trồng appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/giong-cay-trong-la-gi-dieu-kien-bao-ho-giong-cay-trong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?