Gió mùa tây nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian nào?
Chắc hẳn là người Việt chúng ta đều theo dõi và từng nghe thấy thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn về gió mùa Tây Nam và những ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam vào Việt Nam.
Trong đó nhiều bạn đọc thắc mắc gió mùa tây nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian nào.
Gió mùa ở Việt Nam
Gió mùa là một kiểu thời tiết phổ biến. Gió mùa có một tên khác nhau ở mỗi quốc gia mà nó ảnh hưởng. Từ gió mùa được cho là có nguồn gốc từ chữ Ả Rập mawsim (mùa), thông qua Bồ Đào Nha và Hà Lan sau đó monsun.
Gió mùa là một kiểu gió nhất quán được tạo ra bởi một hệ thống thời tiết lớn, tồn tại trong một khoảng thời gian nhiều tháng và ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn của hành tinh.
Do đặc điểm của vị trí địa lý nước ta nên Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Ở nước ta, gió mùa hè (gió tây hay gió lào hoặc tây nam) được gọi là gió tây nam và gió mùa đông (gió bắc hoặc đông bắc) được gọi là gió mùa đông bắc.
Gió mùa Tây Nam là gì?
Gió mùa Tây Nam hay còn gọi là Gió Tây Nam hoặc Gió mùa hè là một đợt gió mùa hình thành từ trung tâm áp cao Ấn Độ – Myanmar. Gió mùa Tây Nam hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào Việt Nam.
Thời tiết gió mùa Tây Nam được đặc trưng bởi gió mạnh, nói chung là gió Tây hoặc Tây Nam, chịu trách nhiệm mang lại lượng mưa đáng kể cho tiểu lục địa châu Á và Nam và Đông Á. Lượng mưa gió mùa tây nam đáng kể là sản phẩm phụ của không khí đi qua các khu vực rộng lớn của đại dương xích đạo ấm áp, kích thích mức độ bốc hơi gia tăng từ bề mặt đại dương; không khí gió mùa tây nam nhiều hơi nước, nguội dần khi di chuyển về phía bắc và khi nó bốc lên trên mặt đất; đến một lúc nào đó, không khí không còn giữ được độ ẩm và làm giảm lượng lớn để tưới cho ruộng lúa và rừng mưa ẩm ướt, đôi khi gây ra lũ lụt nghiêm trọng bên dưới những sườn đồi không có cây cối.
Gió mùa tây nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian nào?
Gió mùa tây nam hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ. Cụ thể gió mùa tây nam ở nước ta thông thường hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Nguyên nhân gió mùa tây nam hoạt động mạnh trong khoảng thời gian trên do gió mùa tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm lên, gây mưa lớn cho toàn Nam Bộ và Tây Nguyên và khiến cho Bắc Bộ khô và ít mưa.
Đặc điểm thời tiết của Gió mùa tây nam
Một số đặc điểm thời tiết mà gió mùa tây nam mang lại cho nước ta như sau:
Cụ thể đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.
Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm
Do ảnh hưởng gió mùa tây nam mà nhiệt độ cao trên toàn quốc và đạt trên 25 độ C ở vùng thấp.
Bên cạnh đó lượng mưa lớn tập trung khoảng 80% lượng mưa của của cả nước.
Vào đầu mùa hạ khu vực Tây Bắc, miền Trung có gió tây khô nóng hoạt động.
Các kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa ngâu và bão…
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Gió mùa tây nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian nào. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.
The post Gió mùa tây nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian nào? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/gio-mua-tay-nam-o-nuoc-ta-thong-thuong-trong-khoang-thoi-gian-nao/
Nhận xét
Đăng nhận xét