Viễn thông là gì?

Viễn thông có vai trò rất lớn trong việc giúp con người truyền thông tin đi một cách chính xác, bảo mật tốt và nhanh chóng đặc biệt là trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay. Vậy Viễn thông là gì?

Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Viễn thông là gì?

Viễn thông là gì?

Cụ thể khoản 1 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định:

“ Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.”

Theo quy định trên thì viễn thông được hiểu là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin. Phương tiện để thực hiện những hoạt động này bao gồm đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.

Ngay từ thời xa xưa, viễn thông đã được biểu hiện ở việc con người sử dụng các tín hiệu khác nhau để truyền thông tin như tín hiệu cờ, tín hiệu đèn, tín hiệu khói, tín hiệu âm thanh như tiếng tù, tiếng còi hoặc tiếng trống. Còn ở thời hiện đại, viễn thông được biểu hiện qua quá trình hoạt động của các thiết bị điện như điện thoại, máy điện báo, máy telex và các hệ thống vô tuyến, sợi quang có kết hợp với internet và vệ tinh thông tin.

Ngày nay, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực, trong đó có viễn thông. Với nhiệm vụ giúp con người truyền thông tin đi một cách chính xác, bảo mật tốt và nhanh chóng. Bên cạnh đó, viễn thông cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của truyền thông.

Dịch vụ viễn thông là gì?

Liên quan đến khái niễm viễn thông chúng ta thường bắt gặp khái niệm dịch vụ viễn thông. Vậy dịch vụ viễn thông là gì?

Khoản 7 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định:

“ Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.”

Các loại dịch vụ viễn thông: Các loại dịch vụ viễn thông được quy định tại điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT, cụ thể như sau:

– Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây:

+ Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;

+ Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không.

– Theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau.

+ Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên;

+ Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.

– Theo phạm vi liên lạc, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng.

+ Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông;

+ Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

– Dịch vụ viễn thông cộng thêm là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng.

– Các dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Doanh nghiệp viễn thông là gì?

– Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.

– Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;

+ Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;

+ Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đủ các điều kiện như trên và có vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Viễn thông là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

The post Viễn thông là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/vien-thong-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?