Phân biệt chủng tộc là gì?

Phân biệt chủng tộc là một trong những vấn nạn đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay vấn nạn này vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, một trong các tư tưởng và định hướng cần thực hiện của các quốc gia là hành vi chống phân biệt chủng tộc.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết Phân biệt chủng tộc là gì?

Chủng tộc là gì?

Chủng tộc là một quần thể (hay tập hợp quần thể, thường quen gọi là những nhóm người) hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có một số đặc điểm chung trên cơ sở mang tính chất di truyền.

Các nhóm người này có những đặc trưng, đặc điểm di truyền về hình thái – sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định. Hay nói một cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một số đặc trưng hình thái giống nhau. Những đặc trưng đó được di truyền lại.

Phân biệt chủng tộc là gì?

Phân biệt chủng tộc là niềm tin rằng các nhóm người sở hữu những đặc điểm hành vi khác nhau tương ứng với ngoại hình và có thể được phân chia dựa trên sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng tộc khác.

Phân biệt chủng tộc cũng có thể có nghĩa là định kiến, phân biệt đối xử hoặc đối kháng nhắm vào người khác vì họ thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc khác. Các biến thể hiện đại của phân biệt chủng tộc thường dựa trên nhận thức xã hội về sự khác biệt sinh học giữa các dân tộc. Những quan điểm này có thể ở dạng hành động xã hội, thực tiễn hoặc tín ngưỡng hoặc hệ thống chính trị trong đó các chủng tộc khác nhau được xếp hạng là vượt trội hoặc kém hơn nhau, dựa trên những đặc điểm, khả năng hoặc phẩm chất được thừa nhận chung.

Theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc năm 1969 về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc. Thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, dòng dõi hoặc nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc có mục đích hoặc tác động của việc vô hiệu hóa hoặc làm giảm sự công nhận, hưởng thụ hoặc tập thể dục bước đi, về quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng.

Phân biệt chủng tộc là một trong những hành vi bất hợp pháp rất nghiêm trọng, nó xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Chủ thể của sự phân biệt đối xử có thể là Nhà nước hoặc cá nhân.

Liên Hợp Quốc tuyên bố: “ Tất cả loài người thuộc về một loài duy nhất và có nguồn gốc từ một cổ phần chung. Họ được sinh ra bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi và tất cả tạo thành một phần không thể thiếu của nhân loại.”

Những nỗ lực chống phân biệt chủng tộc ở nước ta

Tại Khoản 1 Điều 1 của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, năm 1965 của Liên Hợp quốc đã đưa ra một định nghĩa pháp lý toàn diện về phân biệt chủng tộc: “ Trong Công ước này, thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, xua đuổi, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, dòng dõi, dân tộc hoặc người gốc thiểu số với mục đích hoặc nỗ lực để vô hiệu hóa hay làm giảm giá trị sự thừa nhận, sự hưởng thụ hoặc thực hành, trên một địa vị bình đẳng, các quyền con người và tự do cơ bản trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc bất kỳ lĩnh vự nào khác”.

Định nghĩa này được sử dụng như là cơ sở cho nhiều định nghĩa và các văn kiện liên quan đến phân biệt chủng tộc.

Theo truyền thống, cơ chế bảo vệ quốc tế về quyền con người và các cơ chế pháp lý về chống phân biệt chủng tộc cũng chịu chi phối của quan điểm về bảo đảm sự bảo vệ cho các cá nhân trước sự can thiệp của Nhà nước. Bởi vậy, các chủ thể chính (một cách tích cự hoặc tiêu cực) thường là Nhà nước, trong khi đó sự phân biệt giữa cá nhân hầu như chưa được điều chỉnh. Nhận thức này mới chỉ được thay đổi dẫn tới sự hiểu biết đúng đắn hơn về sự phân biệt đối xử do chủ thể phi nhà nước gây ra.

Cùng với sự ra đời của các Bộ luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn ban hành, Việt Nam đã dần khẳng định và làm rõ quan điểm chính trị của mình đối với việc chống phân biệt chủng tộc.

Ngày 9/6/1981, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), với bốn lần đệ trình Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc đảm nhận là cơ quan đầu mối phụ trách Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và chuẩn bị Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD.

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Công ước CERD, đặc biệt là việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số như: Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… Trong đó, nhấn mạnh đến những thành tựu trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số như: hệ thống pháp luật, các quy định đảm bảo quyền con người, các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Phân biệt chủng tộc là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

The post Phân biệt chủng tộc là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/phan-biet-chung-toc-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?