Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Nam Á là một khu vực nằm ở phái nam của Châu Á. Hiện nay không có sự xác định thống nhất về các quốc gia thuộc khu vực này, tuy nhiên đây cũng được coi là khu vực có điều kiện thiên nhiên tương đối thuận lợi.

Với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Điều kiện địa lý, tự nhiên khu vực Nam Á

Khu vực Nam Á nằm ở phía Nam lục địa Châu Á, được bao bọc bởi dãy Hymalaya ở phía Bắc, phía Nam là Ấn Độ Dương, phía Tây tiếp giáp với các quốc gua Tây Á và Trung Á, phía Đông tiếp giáp với các nước Đông Nam Á.

Ngoài ra khu vực này còn được gọi là bán đảo Nam Á, hay tiểu lục địa do những đặc điểm về mặt địa lý đem lại. Khu vực này có diện tích rơi vào khoảng 4 triệu km2, chỉ chiếm khoảng 10% diện tích của Châu Á, nhưng lại có điều kiện về tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.

Nam Á được chia thành 3 miền địa hình hoàn toàn khác nhau, phía bắc là hệ thống dãy núi Hymalaya dài khoảng 2600 km, bề rộng trung bình rơi vào khoảng 320 – 400 km. Phía Nam là sơn nguyên Đê-can có độ cao tương đối thấp và bằng phẳng. Nằm giữa chân núi Hymalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn – Hằng với địa hình rộng và bằng phẳng, chạy thẳng từ bờ biển A-rập đến bờ vịnh Ben-gen với độ dài hơn 3000 km, rộng khoảng 250 – 350 km.

Ngoài ra vùng duyên hỉa phía đông nam Ấn Độ còn có một hòn đảo lớn, hiện nay là nước Xri Lan-ca, Man-đi-vơ.

Chủ yếu khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, trên các đồng bằng và sơn nguyên thấp, vào mùa đông thì sẽ có gió đông bắc kèm theo thời tiết lạnh và khô, mùa hạ có gió mùa tây nam với nền khí hậu nóng và ẩm kèm theo mua cho khu vực Nam Á.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên và khí hậu khu vực Nam Á thích hợp phát triển nông nghiệp, các hoạt động trồng trọt các loại cây trồng chủ yếu của khu vực này có thể kể đến như chè, gạo, lúa mì, các loại rau xanh…ngoài ra hoạt động chăn nuôi cũng rất phát triển như trâu, bò, dê, cừu…

Về tài nguyên thiên nhiên thì khu vực Nam Á lại không phải là khu vực quá nổi trội là có nhiều tài nguyên thiên nhiên, một số tài nguyên chính của khu vực này có thể kể tên đó chính là: Than, dầu khí, khoảng sản, gỗ… Ngoài ra còn rất tiềm năng với hoạt động thủy điện, thủy sản.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á, thì với nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các đặc điểm khác của khu vực này.

Đặc điểm xã hội khu vực Nam Á

Có thể nói khu vực Nam Á với lịch sử hình thành và phát triển trên 5000 năm, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Sau chiến tranh thế giới 2, phòng trào đấu tranh giành độc lập của người dân trên thế giới nói chung và người dân ở khu vực Nam Á nói riêng đã diễn ra mạnh mẽ.

Các quốc gia khu vực Nam Á cũng đều có lịch sử lâu đời và bị thực dân Anh đô hộ trong thời gian dài, đến nay tất cả cac nước đều đã giành được độc lập như: Ap-gha-ni-xtan năm 1919, Bu – tan và Nê – pan năm 1947, Xri Lan-ca năm 1948 và Man – đi – vơ năm 1965.

Quá trình đô hộ của thực dân Anh đã để lại những ảnh hưởng rất rõ ràng đến khu vực này, như mạng lưới truyền thông, phương tiện giao thông, ngân hàng, lực lượng lao động…mang đậm dấu ấn của Pháp. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở phần lớn các quốc gia trong khu vực Nam Á.

Về dân cư, hiện nay thì dân số các quốc gia thuộc khu vực Nam Á vào khoảng trên 1,5 tỷ người, tập trung chủ yếu ở các quốc gia Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Băng-la-đét. Đây được xác định là khu vực có mật độ dân số đông nhất trên thế giới với ước tính rơi vào khoảng388 người/km2

Dân cư ở khu vực Nam Á rất đa dạng, trên 2000 dân tộc với quy mô rất khác nhau, từ hàng trăm triệu cho đến các bộ tộc chỉ vỏn vẹn vài nghìn người.

Hiện nay theo nghiên cứu thì dân cư các nước khu vực Nam Á vẫn tiếp tục tăng nhanh, đạt khoảng 1,5% và dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong khoảng thời gian tới.

Đặc điểm về văn hóa khu vực Nam Á

Tại khu vực Nam Á, chủ yếu bao gồm là đạo Hinđu, đạo Hồi, đạo Phật. Ngoài ra thì còn có rất nhiều đạo khác tồn tại ở những quốc gia.

Các đặc điểm đa dạng về dân cư, văn hóa, tôn giáo đã quyết định đến các đặc điểm nhu cầu tiêu dùng, có tác động đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế chung của toàn khu vực.

Ở khu vực này ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là tiếng Hinđi, đứng thứ hai là tiếng Bengali, tiếp đó là tiếng Urdu cũng là một trong những ngôn ngữ được sử dụng khá phổ biển. Đặc biệt, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong nền giáo dục tại trường học và trong bộ máy quản lý nhà nước của nhiều quốc gia.

Đặc điểm về chính trị khu vực Nam Á

Sau khi giành được độc lập, hầu hết các quốc gia Nam Á đã tiến hành xây dựng thể chế cộng hòa với những tên gọi khác nhau, đa số đều đi theo hướng dân chủ đa đảng, tuy nhiên chính trị tại các nước thường rơi vào tình trạng bất ổn do các cuộc xung đột về mặt lợi ích giữa các đảng phái, các tôn giáo…

Về quan hệ giữa các nước trong khu vực thì từ khi thành lập SARRC thì các quốc gia đã được nâng lên tầm cao mới, hội nhập sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và hợp tác trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội…

Về chính sách đối ngoại thì phần lớn các quốc gia Nam Á đều thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các nước và khu vực trên thế giới, tăng cường sức mạnh hội nhập toàn cầu.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

The post Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/dieu-kien-tu-nhien-khu-vuc-nam-a/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?