Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Vậy những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay.
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
– Cơ sở khách quan
+ Hoàn cảnh lịch sử:
Tình hình trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn cõi Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa.
Tình hình quốc tế, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới.
– Những tiền đề tư tưởng, lý luận
+ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam. Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chảy xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chính truyền thống yêu nước của dân tộc đã trở thành sức mạnh động lực mạnh mẽ thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
+ Tinh hoa văn hoá nhân loại
Sự kết hợp của văn hóa phương Tây và văn hóa Phương Đông
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông. Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)… Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên một trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận Mácxít – lêninnít.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin
Khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành người cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người. Thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cách mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.
Có thể khẳng định rằng Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông đã có quan hệ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
– Nhân tố chủ quan
+ Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan. Từ những trải nghiệm thực tế và việc được tiếp xúc với các nguồn tư tưởng mới đã hình thành tư tưởng của Người.
Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm có chí cứu nước, giúp nhân dân thoát khỏi khiếp nô lệ.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học căn cứ vào các văn kiện của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trên đây là nội dung bài viết về Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo.
The post Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/co-so-hinh-thanh-tu-tuong-ho-chi-minh/
Nhận xét
Đăng nhận xét