Từ đồng âm là gì? Ví dụ về từ đồng âm
Ngôn ngữ của nước Việt Nam ta rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Chắc hẳn bạn đã từng gặp rất nhiều trường hợp dùng cá từ giống nhau nhưng lại mang nghĩa khác nhau khiến bạn lúng túng không biết rõ nội dung câu nói đó là gì phải không? Bạn đừng quá lo lắng, đó là từ đồng âm. Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ đồng âm là gì nhé.
Từ đồng âm là gì?
Trước khi đi tìm hiểu từ đồng âm là gì? Chúng ta cùng xem qua một số ví dụ về từ đồng âm như sau: “Ba ơi, ba con chim đang bay trên bầu trời”.
Có thể thấy: Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn từ “ba” phía sau có nghĩa là chỉ số lượng của con chim đang bay.
Như vậy, từ “ba” trong trường hợp này giống nhau về âm thanh, về cách đọc nhưng nghĩa lại hoàn toàn và không liên quan gì đến nhau.
Vậy từ đồng âm là gì? Từ đồng âm được biết đến là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa của từ. Muốn hiểu được một cách đầy đủ và chi tiết về từ đồng âm phải đặt từ đó vào trong những lời nói, câu văn và hoàn cảnh cụ thể.
Từ đồng âm có mấy loại?
Ở phần nội dung trên, người viết đã giúp bạn hiểu được từ đồng âm là gì rồi. Tiếp theo, chúng ta cùng xem từ đồng âm có mấy loại nhé!
Tùy thuộc vào ngữ cảnh cũng như cách sử dụng trong câu mà từ đồng âm được chia thành 4 loại chính sau:
Đồng âm từ vựng
Đồng âm từ vựng là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.
Ví dụ về từ đồng âm từ vựng như sau: Má tôi đi chợ mua rau má.
Trong câu văn này, từ “má” đầu tiên là chỉ người mẹ, còn từ “má” thứ 2 là loại thực vật là rau má. Ta thấy 2 từ “má” này giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau và không liên quan gì tới nhau.
Đồng âm từ và tiếng
Đồng âm từ và tiếng thường có từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại là danh từ hoặc 1 danh từ, 1 tính từ…
Xem ví dụ ngay sau đây: Chim sáo có bộ lông rất đẹp và Thổi sáo là một môn nghệ thuật đặc biệt. Mặc dù có chung từ “sáo” nhưng ý nghĩa ở hai câu lại khác nhau. Trong câu đầu, “sáo” là chim sáo, là danh từ. Câu 2 nói về tính từ chỉ âm thanh cây sáo.
Đồng âm từ vựng – ngữ pháp
Loại đồng âm này được hiểu là các từ có cùng âm, cùng cách đọc chỉ khác nhau về từ loại.
Ví dụ: Cậu ấy câu được nhiều cá quá đi! và câu Những câu nói đó không tác dụng gì với họ.
Đồng âm với tiếng nước ngoài
Loại từ đồng âm với tiếng nước ngoài thông qua phiên dịch cũng là loại từ thường thấy trong cuộc sống.
Ví dụ: Bác ấy đang sút giảm sức khỏe hay Cầu thủ đang sút bóng.
Sử dụng từ đồng âm như thế nào cho chính xác?
Sau khi đã hiểu rõ về từ đồng âm là gì bạn đã có thể tự mình sử dụng từ đồng âm như thế nào chưa? Nếu chưa, cùng xem nội dung phân tích dưới đây để sử dụng từ đồng âm cho chính xác nhé.
Thứ nhất: Xác định nghĩa từ đồng âm thông qua ngữ cảnh cụ thể
Để chắc chắn rằng đó có phải từ đồng âm không, bạn hãy đặt từ đó vào các ngữ cảnh riêng biệt nhằm rút ra kết luận cuối cùng.
Ví dụ như câu: Mua cá về kho. Bạn hãy thêm các ngữ cảnh cụ thể để biết chính xác ý nghĩa của câu nói nhé. Giả sử như : Mua cá về nhập vào kho hay mua cá về để kho.
Thứ hai: Chơi chữ từ đồng âm
Chơi chữ từ đồng âm thường được sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ,..
Ví dụ: “Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một que lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
Từ “lợi” đầu tiên và từ “lợi” thứ hai nghĩa là muốn nói tới lợi ích. Còn từ “lợi” thứ ba chỉ bộ phận của miệng, bao quanh chân răng.
Vận dụng từ đồng âm
Cùng vận dụng cá nội dung phân tích về từ đồng âm là gì chúng ta thử làm một bài tập vận dụng nhé. Tìm các từ đồng âm với các từ sau: chân chất, bàn bạc, cầu thủ, đá cầu.
Gợi ý đáp án về tìm từ đồng âm như sau: chân chất – chân bàn; bàn bạc – bàn tiệc; cầu thủ – giò thủ; đá cầu – cầu nguyện.
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Ở phần đầu bài viết chúng ta đã tìm hiểu từ đồng âm là gì? Chúng ta cùng xem từ nhiều nghĩa là gì và sự khác nhau giữa hai loại từ này nhé.
Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín muồi”. “chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ). “chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.
Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản.
Đối với từ đồng âm
– Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
– Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.
Ví dụ: Trên sân cỏ các cầu thủ đều nỗ lực ghi bàn và sang sông thì bắc cầu kiều. Có thể thấy, “cầu” trong hai câu đều giống nhau về cách đọc nhưng không hề liên quan đến nghĩa.
Đối với từ nhiều nghĩa
– Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa.
– Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.
Ví dụ: Mùa xuân là Tết trồng cây – Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ “xuân” thứ hai có thể thay thế bằng từ “tươi đẹp”.
Như vậy, trên đây người viết đã giúp cho bạn đọc hiểu được về từ đồng âm là gì và để xác định được nghĩa của từ đồng âm phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể để tránh bị nhầm lẫn nhé.
The post Từ đồng âm là gì? Ví dụ về từ đồng âm appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/tu-dong-am-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét