Quân hàm quân đội nhân dân Việt Nam
Việc được học tập và được đứng trong hàng ngũ của Quân đội nhân dân Việt Nam là niềm vinh hạnh của mỗi thế hệ công dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng nắm bắt được việc xác định quân hàm, điều kiện lên cấp trong quân ngũ.
Do đó, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Quân hàm quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân hàm quân đội nhân dân là gì?
Quân hàm quân đội nhân dân Việt Nam được hiểu là hệ thống cấp bậc trong quân đội. Ở một số quốc gia trên thế giới thì hệ thống cấp bậc này còn được áp dụng cho ngành cảnh sát hoặc một số tổ chức dân sự khác được hệ thống hóa theo mô hình quân sự.
Thông thường hệ thống quân hàm sẽ được biểu thi bằng các phù hiệu đặc biệt được gắn liền với đồng phục, qua đó để phân biệt cấp bậc trong quân ngũ.
Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các quy định khác nhau về cấp bậc quân hàm, ví dụ như một số quân đội có quân cấp cấp Nguyên soái, còn ở Việt Nam thì quân hàm quân đội nhân dân được xác định như: Thượng tướng, Thượng tá, Thượng úy…
Từ đây có thể hiểu rằng Quân hàm của Quân hội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc, ngạch bậc, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về bối cảnh ra đời thì hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm của quân đội nhân dân Việt Nam xuất hiện và phát triển tương đối hoàn cảnh từ năm 1946. Đến năm 1958 hệ thống quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam được hoàn chỉnh hơn, trong đó đã có bổ sung thêm cấp hàm Thượng tướng.
Đến giai đoạn 1982-1992 thì quân hàm Thượng tá bị bãi bỏ, người sĩ quan cấp Thượng tá được mặc nhiên nâng lên thành Đại tá.
Đến năm 1992, quân hàm thượng tá lại được khôi phục trở lại, cho đến thời điểm này tuy có một chút thay đổi nhưng nhìn chung hệ thống Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam đang ngày càng được hoàn chỉnh và ổn định hơn.
Hệ thống quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì hệ thống quân hàm của sĩ quan gồm có 3 cấp, mỗi cấp được chia thành 4 bậc được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, cụ thể:
1/ Cấp tướng:
Lần lượt là Đại tướng; Thượng tướng, Đô đốc Hải quan; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quan; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quan.
2/ Cấp tá:
Lần lượt là Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá.
3/ Cấp úy:
Lần lượt là Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Ngoài ra tại Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
– Quân hàm hạ sĩ quan gồm 3 bậc: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ
– Quân hàm binh sĩ gồm 2 bậc: Binh nhất, Binh nhì.
Theo Lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 32/2014/L-CTN ngày 09/12/2014, các cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
Quân hàm, ngoài cho ta rõ cấp bậc, còn phân biệt được quân chủng của quân nhân đang phục vụ, thông qua màu viền của quân hàm, đồng thời là màu nền của quân hàm học viên sĩ quan, thể hiện rõ các quân chủng:
+ Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng: màu đỏ
+ Không quân và Phòng không: màu xanh da trời
+ Hải quân: màu tím than.
+ Màu nền của ba quân chủng trên là màu vàng, riêng hạ sĩ quan, binh sĩ màu hồng nhạt.
+ Quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng, nhưng có màu nền xanh lá.
+ Quân hàm Cảnh sát biển có màu viền vàng và màu nền xanh lam.
+ Cấp tướng có thêu hình trống đồng
Điều kiện thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
Sĩ quan tại ngũ được hiểu là những sĩ quan hiện đang công tác trong quân đội hoặc được cử đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
Theo khoản 1 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999, sửa đổi bổ sung 2014 thì sĩ quan tại ngũ sẽ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện như sau:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng và nước, với tổ quốc và nhân dân; tinh thần cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
– Phẩm chất đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy nền dân chủ, kỷ luật quân đội…
– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Lý lịch rõ ràng, đủ điều kiện về tuổi đời và sức khỏe theo quy định
– Cấp bậc quân hàm thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ đang đảm nhiệm
– Đủ điều kiện về thời gian xét thăng quân hàm là:
+ Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm
+ Trung úy lên Thượng úy, Thượng úy lên Đại úy: 3 năm
+ Đại úy lên Thiếu tá, Thiếu ta lên Trung tá, Trung tá lên Thượng tá, Thượng tá lên Đại tá : 4 năm
+ Đại tá lên Thiếu tướng/Chuẩn Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng/Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng/Phó Đô đốc Hải quân, Trung tướng/Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng/Đô đốc Hải quân, Thượng tướng/Đô đốc Hải quân lên Đại tướng: Tối thiểu 4 năm.
Ngoài ra, thời gian sĩ quan theo học tại trường cũng sẽ được xác định là thời gian xét thăng quân hàm, tuổi của sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm từ cấp Đại tá lên Thiếu tướng/ Chuẩn Đô đốc Hải quân sẽ không quá 57 tuổi, trừ trường hợp ngoại lệ theo quyết định của Chủ tịch nước.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Quân hàm quân đội nhân dân Việt Nam.
Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.
The post Quân hàm quân đội nhân dân Việt Nam appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/quan-ham-quan-doi-nhan-dan-viet-nam/
Nhận xét
Đăng nhận xét