Mẫu phiếu dự giờ tiểu học

Giáo dục tiểu học là một trong bộ phận quan trọng của giáo dục phổ thông nói riêng và hệ thống giáo dục quốc dân nói chung. Giáo dục tiểu học góp phần xây dựng nền tảng quan trọng để một cá nhân có thể học tập, rèn luyện và nâng cao kiến thức trong mọi lĩnh vực. Nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động giáo dục tiểu học, người làm công tác giáo dục luôn nỗ lực đổi mới một cách toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

Bên cạnh đó, Luôn chú trọng nâng cao vai trò của người giáo viên trong hoạt động giảng dạy và học tập. Trong đó, dự giờ là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Để tìm hiểu vai trò của hoạt động dự giờ, mới quý bạn đọc theo dõi bài viết Mẫu phiếu dự giờ tiểu học.

Vai trò của hoạt động dự giờ

Dự giờ được hiểu là việc đồng nghiệp và cán bộ lãnh đạo, quản lý dự tiết học của một giáo viên thông qua đó góp ý, rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng học và học tập. Dự giờ được thực hiện theo hai hình thức là dự giờ được thông báo trước hoặc dự giờ đột xuất.

Trong hoạt động giáo dục, dự giờ có ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo viên, học sinh và Ban giám hiệu Nhà trường, cụ thể như sau:

– Đối với giáo viên đứng lớp:

Việc dự giờ có ý nghĩa thúc đẩy giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình, bên cạnh đó giúp giáo viên phát huy được sự sáng tạo của học sinh trong tiết học.

Hơn nữa, sau mỗi buổi dự giờ, giáo viên sẽ được đồng nghiệp và Ban giám hiệu, Tổ trưởng đánh giá bài giảng thông qua phiếu dự giờ. Bên cạnh đó, qua các buổi rút kinh nghiệm, giáo viên nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó, phát huy điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm còn tồn tại, nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ.

– Đối với giáo viên dự giờ:

Hoạt động dự giờ không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân giáo viên đứng lớp mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với giáo viên dự giờ. Thông qua bài giảng của đồng nghiệp, giáo viên đến dự giờ có cơ hội học tập, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo trong việc xử lý các tình huống trong tiết học.

Qua việc xử lý tình huống trong tiết dạy của đồng nghiệp, giáo viên dự giờ có thể tiếp thu và nhận thức, khắc phục được những thiếu sót của bản thân.

– Đối với Ban giám hiệu và các tổ trưởng:

Dự giờ là một phương thức quan trọng giúp cho Ban Giám hiệu và các tổ trưởng dễ dàng đánh giá, xếp loại giảng viên. Qua buổi dự giờ, cán bộ lãnh đạo, quản lý đánh giá tương đối toàn diện với các yếu tố sau:

+ Nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức và kết quả của giờ dạy;

+ Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án của giáo viên.

Từ đó, có được sự đánh giá chính xác, khách quan đối với giảng viên. Có thể khẳng định, đây là một biện pháp quan trọng giúp cho giáo viên luôn luôn chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng trước khi đến lớp.

Để giúp cho hoạt động dự giờ có hiệu quả, người đến dự giờ cần chuẩn bị mẫu phiếu dự giờ tiểu học sao cho đầy đủ các tiêu chí để đánh giá chính xác và khách quan. Mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Mẫu phiếu dự giờ tiểu học

Nhằm mục đích quản lý thống nhất hoạt động giáo dục tại địa phương, phòng giáo dục đào của các quận, huyện sẽ ban hành thống nhất mẫu phiếu dự giờ. Nhờ đó, đánh giá khách quan, chính xác và công bằng đối với đội ngũ giáo viên. Quý bạn đọc có thể tham khảo mẫu phiếu dự giờ tiểu học dưới đây:

PHÒNG GD & ĐT………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

 

Họ và tên người dạy:…………………………..    Đơn vị:…………………………………………

Môn:………………….Lớp:……………..Tiết:………………  Tiết PPCT: ……………………….

Ngày:………………………………………………….  Buổi: …………………………………………..

Bài dạy: ……………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên người dự:……………………………………………………..:……………………………..

Chức vụ:…………………………………….Đơn vị công tác:……………………………………..:.

I. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nhận xét và ghi chú

của người dự giờ

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

II. XẾP LOẠI TIẾT DẠY

Nội dung Tiêu chí Điểm
Kế hoạch và tài liệu dạy học (tối đa 1,0 điểm/tiêu chí) 1. Chuỗi hoạt động phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
2. Mỗi nhiệm vụ học tập thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được.
3. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với các hoạt động của HS.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh hợp lý.
Hoạt động của GV (tối đa 2,0 điểm/tiêu chí) 5.* Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập hấp dẫn. Nội dung đảm bảo chính xác, logic, khoa học, làm rõ được trọng tâm.
6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
7.* Nội dung đảm bảo mức độ phân hóa, phù hợp với khả năng của HS. Lồng ghép, tích hợp, liên hệ thực tế có tính giáo dục.  
8. Kết quả hoạt động và thảo luận của HS được tổng hợp, phân tích đánh giá, sửa lỗi kịp thời; đảm bảo phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động.
Hoạt động của HS (tối đa 2,0 điểm/tiêu chí) 9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
10. HS tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
11.* HS tham gia tích cực trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
12.* Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập: đảm bảo kiến thức, phù hợp với từng hoạt động.  
  Tổng số điểm  

a) Loại Giỏi: 17,50 – 20,0 điểm; các tiêu chí 5, 7, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm; các tiêu chí còn lại phải đạt từ mức 2 tương ứng trở lên.

b) Loại Khá: 14,50 – 17,25 điểm; các tiêu chí 5, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm.

c) Loại Trung bình: 10,00 – 14,25 điểm.

d) Loại không đạt: Dưới 10,0 điểm.

Lưu ý: Trường hợp tổng điểm đạt loại Giỏi nhưng bị khống chế các tiêu chí thì xếp loại Khá; Tổng điểm đạt loại Khá nhưng bị khống chế các tiêu chí thì được xếp loại Trung bình.

Xếp loại tiết dạy: ………………………………………….    

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm:………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Khuyết điểm: ………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Giáo viên dạy

(chữ ký, họ tên)

 

 

Hiệu trưởng/Tổ CM

(ký tên và đóng dấu)

 

 

Người dự giờ

(chữ ký, họ tên)

 

 

Qua bài viết Mẫu phiếu dự giờ tiểu học, ta thấy được rằng dự giờ lớp học là một hoạt động giáo dục quan trọng của mỗi giáo viên. Việc dự giờ thường xuyên là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Chúng tôi mong rằng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

The post Mẫu phiếu dự giờ tiểu học appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/mau-phieu-du-gio-tieu-hoc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?