Lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay số phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều, do vậy mà đòi hỏi pháp luật về giao thông đường bộ ngày càng phải được mở rộng và chi tiết hơn nữa.

Chính vì lẽ đó, qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Vi phạm luật giao thông với Lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Vi phạm luật giao thông là gì?

Vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ có thể hiểu là các hành vi trái pháp luật giao thông đường bộ do chủ thể có đủ năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, luật giao thông đường bộ ra đời quy định các quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện cũng như người tham gia giao thông. Các hoạt động vận tải đường bộ.

Nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, để cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao thông, trật tự, an toàn, phụ vụ quá trình phát triển đất nước, mà ngày 29/6/2001 Quốc hội khóa X đã lần đầu tiên thông qua Luật giao thông đường bộ, đặt ra quy định nền tảng nhất là đó khi tham gia giao thông thì người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường theo quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Từ đây có thể thấy hành vi vi phạm luật giao thông là những hành vi đi ngược lại với những điều cấm đã được luật ghi nhận rõ, xâm hại đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Các lỗi vi phạm điển hình khi tham gia giao thông

Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Luật Hoàng Phi sẽ tổng hợp một số quy định pháp luật về các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến hiện nay như sau:

– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”

– Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách

– Vi phạm khoảng cách an toàn dẫn đến việc va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

– Người điều khiển phương tiện sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh.

– Không chấp hành đúng hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông: Người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng

– Điều khiển dưới 175 cm3 không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX hoặc bị tẩy xóa.

– Điều khiển xe từ 175 cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa.

– Không mang theo Giấy phép lái xe.

– Không mang theo Giấy đăng ký xe

– Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe

– Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; Không đúng số khung, số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

– Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

– Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định.

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt

– Không bật xi nhan khi chuyển làn, chuyển hướng. Người đi xe máy chuyển hướng nhưng không giảm tốc độ hoặc không bật xi nhan sẽ bị phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng

– Đi lên vỉa hè khi tắc đường

– Sử dụng điện thoại khi đang lái xe

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về các hành vi vi phạm luật giao thông thường gặp. Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp cho Qúy khách về Lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên gia thì việc đeo tai nghe trong quá trình điều khiển phương tiện khi đang tham gia giao thông là một vấn đề tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do hầu hết những người đeo tai nghe sẽ không tập trung được vào việc điều khiển phương tiện.

Họ thường không chú ý vào tín hiệu đèn báo giao thông, tiếng còi cảnh báo của những phương tiện xung quanh…hệ quả là rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Do đó, tại điểm c Điều 39 Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ: “ Người điều khiển hoặc ngồi trên xe gắn máy, mô tô hoặc các phương tiện tương tự không được phép sử dụng ô, điện thoại di động, các thiết bị âm thanh, trừ trường hợp sử dụng các thiết bị trợ thính”

Chi tiết hơn thì tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã quy định:

“ Phạt tiền từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.”

Kết luận: Mức phạt hành chính với hành vi đeo tai nghe khi đi xe máy sẽ là từ 600.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ .

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu?

Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn giao thông 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

The post Lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy phạt bao nhiêu tiền? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/loi-deo-tai-nghe-khi-di-xe-may-phat-bao-nhieu-tien/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?