Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu?

Thành công vang dội trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm thống nhất đất đước là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên yêu nước anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù. Để tập hợp lực lượng thanh niên yêu nước đó cần có một tổ chức đứng ra kêu gọi và liên hợp các thanh niên ấy lại, tổ chức đó gọi là “Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương” (nay là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Thông qua đó, Đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều cuộc Đại hội Đoàn nhằm đề ra phương hướng để chỉ đạo thanh niên mang đến nhiều thành quả thắng lợi. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu?

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Quá trình hình thành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã đặt nền móng cho sự ra đời của Đoàn thanh niên Cộng sản. Hội nghị đã thông qua “An nghị quyết về Công sản thanh viên vận động”. Trong Án nghị có ghi: “Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên, phải lãnh đạo quần chúng thanh niên… Muốn vậy, chỉ có thể tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”.

Văn kiện này chính là nền tảng về lý luận vận động thanh niên đầu tiên của Đảng. Án nghị quyết ra đời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của phong trào yêu nước trong thanh niên đang phát triển và thực sự tạo nên những chuyển biến quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Đoàn.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 đã đề ra nhiệm vụ cần kíp mà Đảng phải làm, trong đó có việc phải nhanh chóng thành lập tổ chức Đoàn: “cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn, Đảng cần kíp đánh tan cái thái độ hờ hững lãnh đạm với vấn đề đó. Lập tức các Đảng bộ địa phương phải mau mau tổ chức những ủy viên tổ chức ra Đoàn, đốc xuất cho chi bộ tổ chức; tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của Đoàn và phải chỉ đạo cho các chi bộ mới thành lập của Đoàn bắt đầu hoạt động trong quần chúng thanh niên… Trong một thời gian ngắn ngủi tới đây, Đảng bộ các địa phương phải gây ra cơ sở của Đoàn...”

Ngày 20/4/1931, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong đó, dòng đầu tiên của bức thư, Người nhắc nhở, phê bình: “đây là tôi phê bình về cuộc Hội nghị Xứ ủy Trung và Bắc”. Tiếp đó Nguyễn Ái Quốc nhắc nhở: “Ở Trung: tổ chức Đảng có trong 13 huyện và tỉnh. Nhưng chỉ có 03 huyện là có tổ chức thanh niên. Trong một huyện, thanh niên chỉ bằng một phần ba của Đảng, trong một huyện khác thì bằng một phần tư… Tổ chức ở Bắc thì yếu quá, trong một xứ công nghiệp như Bắc, chỉ có hai tỉnh là có công hội, bốn nơi có thanh niên. Tôi đề nghị:…trước tiên phải thống nhất tổ chức thanh niên và công hội và những tổ chức đó phải có sinh hoạt độc lập của mình

Sau khi có Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các chi bộ đảng ở địa phương đã cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thanh niên ngày càng lớn mạnh. Ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức đoàn xã, huyện lên đến tỉnh.

Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng hơn 2.500 đồng chí. Qua cao trào cách mạng 1930 – 1931, với những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên cả nước, Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản đã công nhận Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.

Theo đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn (tháng 3/1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một trong những ngày cuối của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ hai đã bàn và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hàng năm.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I

Địa điểm tổ chức: Xã Cao Vân, huyện Đại Từ, huyện Thái Nguyên.

Thời gian tổ chức: từ 07 – 14/02/1950.

Thành phần: Hơn 400 đại biểu đại diện cho Đoàn viên thanh niên trên khắp mọi miền đất nước.

Nội dung Đại hội:

– Với chủ đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai”, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của Đoàn là động viên, giáo dục, thống nhất lực lượng thanh niên, cổ vũ thế hệ trẻ tích cực tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, quét sạch kẻ thù xâm lược.

– Phát huy thành công của Đại hội, hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954).

– Những phong trào tiêu biểu trong nhiệm kỳ Đại hội I.

+ Phong trào Tòng quân giết giặc lập công, tham gia dân quân du kích.

+ Phong trào Chống địch bắt lính.

+ Thi đua sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp.

+ Phong trào Thi đua lập công trong các lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong.

Đôi nét về huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đại Từ là một huyện giàu truyền thống cách mạng, hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Nơi đây là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng, nơi được Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là an toàn khu, Thủ đô kháng chiến, đặt đại bản doanh của nhiều cơ quan Trung ương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ đây, nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước đã được truyền tới khắp các chiến trường, các miền của đất nước, làm nên những chiến công vang dội mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử quan trọng, gắn liền với sự kiện giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Từ đầu tháng 8/1954, đồng bào huyện Đại Từ đã vinh dự được đón Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ về sống và làm việc, lãnh đạo công tác tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Tại đây, các công việc đối nội và đối ngoại của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thực hiện. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Lễ trình quốc thư của Đại sứ Trung Quốc La Quý Ba tại đồi Giang, xã Tiên Hội; tổ chức nhiều hội nghị tập huấn chỉ đạo công tác tiếp quản Thủ đô Hà Nội, trong đó Bác đã dành những lời căn dặn sâu sắc đối với cán bộ, Đảng viên, bộ đội và Thanh niên xung phong trước khi về tiếp quản Thủ đô. Những lời căn dặn sâu sắc 60 năm trước của Người nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay.

Đặc biệt, huyện Đại Từ, Thái Nguyên còn là nơi chứng kiến Bác Hồ viết Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng ngày 10/10/1954. Đây là văn bản chính thức thể hiện những quan điểm tư tưởng lớn của Bác Hồ, của Chính phủ ta đối với công cuộc tiếp quản, giữ gìn ổn định và tái thiết Thủ đô Hà Nội sau ngày giải phóng; thể hiện tình cảm của Bác Hồ với đồng bào Thủ đô Hà Nội.

Vinh dự hơn, ngày 12/10/1954, cán bộ và đồng bào Đại Từ, Thái Nguyên thay mặt cán bộ và đồng bào toàn vùng chiến khu Việt Bắc trung kiên, lưu luyến chia tay Bác Hồ, chia tay các cơ quan Trung ương rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội trong niềm vui, niềm hân hoan của cả dân tộc Việt Nam. Và từ đó, sự kiện lịch sử Ngày 10/10/1954 đã trở thành một mốc son chói lọi, một trang sử mới trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội và đất nước Việt Nam.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến câu hỏi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn!

The post Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra tại đâu? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/dai-hoi-doan-toan-quoc-lan-thu-i-dien-ra-tai-dau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?