Thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra

Thanh tra và kiểm tra là những khái niệm không còn xa lạ với mỗi người. Tuy nhiên để phân biệt được hai khái niệm này thì không phải ai cũng làm được. Vậy Thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra như thế nào?

Để lý giải được những thắc mắc của mình về vấn đề này, mời Qúy bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi về Thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra.

Thanh tra là gì?

Căn cứ theo điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định về thanh tra như sau:

“ Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.”

Trong đó, thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau:

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:

– Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

Thanh tra Chính phủ;

 Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);

Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);

Thanh tra sở

Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).

– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Phân biệt thanh tra và kiểm tra

Trước tiên để phân biệt được khái niệm thanh tra và kiểm tra ta cần hiểu về khái niệm kiểm tra. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm kiểm tra, tuy nhiên từ thực tế có thể hiểu kiểm tra là việc quan sát, xem xét tình hình thực hiện công việc, kế hoạch trên thực tế, từ việc kiểm tra có thể phát hiện phát hiện những sai sót hoặc vấn đề gặp phải nhằm tìm cách điều chỉnh kịp thời để đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra được thực hiện tốt nhất có thể.

Hai khái niệm thanh tra và kiểm tra nghe có vẻ tương đồng nhưng thực tế lại hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi sẽ phân biệt hai khái niệm này ở những khía cạnh sau:

– Về chủ thể:

Đối với thanh tra, chủ thể thực hiện là những cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được pháp luật trao quyền. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, cá nhân thực hiện kiểm tra trong hoạt động của tổ chức mình…Như vậy, có thể nhận thấy chủ thể thực hiện kiểm tra rộng hơn chủ thể thực hiện thanh tra.

– Về nội dung:

Nội dung thanh tra thường phức tạp, đa dạng, chuyên sâu hơn so với nội dung kiểm tra; nội dung kiểm tra thường đơn giản hơn so với thanh tra.

– Về tính chất pháp lý và nghiệp vụ:

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó người có thẩm quyền thanh tra đòi hỏi phải có chuyên mông nghiệp vụ sâu để tiến hành hoạt động này. Đối với kiểm tra, do nội dung thực hiện thường ít phức tạp, đơn giản hơn nên nghiệp vụ của thành viên các cuộc kiểm tra không đòi hỏi cao như thanh tra. Tuy nhiên, những người thực hiện kiểm tra vẫn phải có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm tra.

– Về thời gian tiến hành:

Hầu hết các nội dung, vấn đề trong tiến hành hoạt động thanh tra đều được tiến hành thẩm tra, xác minh, đối chiếu rất công phu, thận trọng mới có thể đưa ra được kết luận, kiến nghị một cách chính xác, khách quan nên cần phải sử dụng nhiều thời gian hơn so với kiểm tra. Thời hạn thanh tra được Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn mà không phải tùy tiện theo ý chí chủ quan của bất kì chủ thể nào. Đối với việc kiểm tra thì nó mang tính đơn giản và không phức tạp như thanh tra do đó thời gian thực hiện ngắn hơn so với thanh tra.

– Về trình tự thủ tục thực hiện:

Hoạt động thanh tra được pháp luật quy định nghiêm ngặt về hình thức, trình tự, thủ tục tiến hành trong khi đó hoạt động kiểm tra thường linh hoạt vận dụng quy trình thanh tra vào thực hiện công tác kiểm tra.

Trên đây là bài viết của chúng tôi liên quan đến vấn đề Thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra hi vọng rằng qua bài viết, sẽ giúp Qúy bạn đọc nắm rõ về nội dung này.

The post Thanh tra là gì? Phân biệt thanh tra và kiểm tra appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/thanh-tra-la-gi-phan-biet-thanh-tra-va-kiem-tra/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh casino

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc