Notice of readiness là gì?
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập phát triển như hiện nay việc sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là rất phổ biến. Tuy nhiên có một số thuật ngữ còn khá lạ lẫm với nhiều người, trong số đó phải kể đến Notice of readiness. Vậy Notice of readiness là gì?
Qua bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến Notice of readiness là gì?
Notice of readiness là gì?
Notice of readiness là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng trong hoạt động kinh tế khá phổ biến. Notice of readiness được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Thông báo sẵn sàng. Thông báo sẵn sàng là văn bản gửi cho người thuê vận chuyển, người giao hàng, người nhận hàng hoặc các bên liên quan theo quy định của hợp đồng thông báo rằng tàu đã đến cảng hoặc cầu cảng (tùy từng trường hợp cụ thể của hợp đồng) và sẵn sàng về mọi mặt để bốc hoặc dỡ hàng hóa. Notice of readiness là mốc thời gian được tính dựa trên việc thuyền trưởng trao thông báo sẵn sàng xếp dỡ và việc chủ hàng nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ.
Ví dụ: Hợp đồng quy đinh: “ Thời gian cho phép xếp/dỡ bắt đầu tính từ 15 giờ chiều nếu NOR đươc trao và chấp nhận trước hoặc đúng 12 giờ trưa cùng ngày. Trường hợp Nor đươc trao và chấp nhận của buổi chiều hôm trước thì sẽ tính vào 07 sáng ngày hôm sau.”
Thông qua đây chúng tôi sẽ giới thiệu những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định tại điều 145 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 như sau:
” 1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
2. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”
Laytime là gì?
Laytimelà một cụm từ tiếng Anh được dùng khá phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu logistics. Laytime có nghĩa là Thời gian làm hàng. Thời gian làm hàng còn gọi là thời gian xếp dỡ, là khoảng thời gian do bên mua và bên bán thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu, dành cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng xếp và cảng dỡ.
Nếu người thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì người thuê tàu sẽ được chủ tàu thưởng một khoản tiền, gọi là tiền thưởng xếp dỡ nhanh, số tiền thưởng này trong tiếng Anh thường được dùng với cụm từ Despatch Money.
Ngược lại, nếu người thuê tàu tiến hành việc xếp dỡ hàng hóa muộn hơn thời gian đã thỏa thuận, thì người thuê tàu sẽ bị chủ tàu phạt một khoản tiền, gọi là tiền phạt xếp dỡ chậm mà trong tiếng Anh còn gọi là Demurrage.
Một số nội dung liên quan đến Laytime
– Thời gian làm hàng phải qui định rõ ràng để xác định thời gian cho việc xếp, dỡ, những khoảng thời gian nào không tính vào thời gian làm hàng, mốc tính thời gian làm hàng, nếu khi trao thông báo sẵn sàng mà tàu chưa cập cảng, chưa làm xong các thủ tục hải quan thì có thể tính thời gian làm hàng hay không?
– Thông thường thời gian làm hàng được quy định thông qua các cách như sau:
+ Quy định một số ngày cụ thể cho việc xếp hàng, dỡ hàng hoặc cho cả xếp và dỡ. “Ngày” trong thời gian làm hàng có nhiều loại khác nhau, nên phải qui định rõ là loại “ngày” nào.
+ Quy định mức xếp dỡ hàng hóa: Đối với mặt hàng rời, khối lượng như than, quặng, xi măng, phân bón… người ta thường quy định mức xếp, dỡ (tùy theo năng suất xếp dỡ của cảng), chứ không quy định một số ngày xếp dỡ cụ thể.
Nor là gì?
Nor viết tắt của cụm từ tiếng Anh Notice of readiness. Như đã trình bày ở phần trên thì Nor (Notice of readiness) là Thông báo sẵn sàng là văn bản gửi cho người thuê vận chuyển, người giao hàng, người nhận hàng hoặc các bên liên quan theo quy định của hợp đồng thông báo rằng tàu đã đến cảng hoặc cầu cảng (tùy từng trường hợp cụ thể của hợp đồng) và sẵn sàng về mọi mặt để bốc hoặc dỡ hàng hóa.
Nghĩa vụ thông báo bằng văn bản được thực hiện bởi người vận chuyển thực hiện thông báo cho người thuê vận chuyển tàu đã đến cảng nhận hàng và sẵn sàng để nhận hàng.
Thời gian có hiệu lực của thông báo sẵn sàng tùy vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nếu hợp đồng không thỏa thuận thì được xác định theo tập quán của địa phương.
Nếu nội dung của thông báo sẵn sàng không đúng sự thật khi người thuê nhận được thông báo thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Trên đây là nội dung bài viết về Notice of readiness là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những nội dung bổ ích giúp quý bạn đọc nắm rõ được vấn đề này.
The post Notice of readiness là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/notice-of-readiness-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét