Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin 2
Có lẽ đối với mỗi sinh viên Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin đã không còn quá xa lạ và trở thành một trong những môn học khó “nuốt” nhất. Chính vì vậy, việc tìm hiểu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin 2 sẽ vô cùng cần thiết để giúp sinh viên có sự chuẩn bị và học hiệu quả hơn.
Dưới đây chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin 2. Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
Chủ nghĩa Mác – Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 2
Ngoài 1 chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin được cấu trúc thành 3 phần, có 9 chương:
+ Phần thứ nhất có 3 chương bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin;
+ Phần thứ hai có 3 chương trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa;
+ Phần thứ ba có 3 chương, trong đó có 2 chương khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và 1 chương khái quát chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng.
Theo đó, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin 2 sẽ bao gồm cả phần 2 và phần 3 ( tổng cộng 6 chương).
Chương trình môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 2
Nội dung chương trình môn học được Ban hành theo Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
“ Phần thứ hai
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
“Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng chính trị được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Tác phẩm chính của Mác là bộ “Tư bản” được dành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa.” (V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M-1981, tập 23, tr.54)
Học thuyết kinh tế của Mác là “nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác” (V.I Lênin: Toàn tập, Tập 26, Nxb. Tiến bộ, M-1981, tr.60); là kết quả vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật vào quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bộ Tư bản chính là công trình khoa học vĩ đại nhất của C.Mác. “Mục đích cuối cùng của bộ sách này là phát hiện ra quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội hiện đại”, nghĩa là của xã hội tư bản chủ nghĩa, của xã hội tư sản. Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và suy tàn của những quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định trong lịch sử, đó là nội dung của học thuyết kinh tế của Mác” (V.I. Lênin: Toàn tập, Tập 26, Nxb. Tiến bộ, M-1981, tr.72) mà trọng tâm của nó là học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư.
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ bao gồm học thuyết của C.Mác về giá trị và giá trị thặng dư mà còn bao gồm học thuyết kinh tế của V.I Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Nội dung ba học thuyết này bao quát những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Chương IV.
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
a) Phân công lao động xã hội
b) Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính chất tư nhân của quá trình lao động
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hoá
b) Ưu thế của sản xuất hàng hoá
II. HÀNG HOÁ
1. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá
a) Khái niệm hàng hoá
b) Hai thuộc tính của hàng hoá
– Giá trị sử dụng của hàng hoá
– Giá trị của hàng hoá
c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
a) Lao động cụ thể
b) Lao động trừu tượng
3. Lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
a) Thước đo lượng giá trị hàng hoá
– Thời gian lao động cá biệt
– Thời gian lao động xã hội cần thiết
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
– Năng suất lao động
– Cường độ lao động
– Mức độ phức tạp của lao động
III. TIỀN TỆ
1. Lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ
a) Lịch sử phát triển của hình thái giá trị
b) Bản chất của tiền tệ
2. Chức năng của tiền tệ
a) Thước đo giá trị
b) Phương tiện lưu thông
c) Phương tiện thanh toán
d) Phương tiện cất trữ
e) Tiền tệ thế giới
IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung của quy luật giá trị
– Yêu cầu đối với sản xuất
– Yêu cầu đối với lưu thông
2. Tác động của quy luật giá trị
– Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
– Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
– Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu người nghèo.
Chương V.
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN
1. Công thức chung của tư bản
2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
3. Hàng hóa sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản
a) Hàng hóa sức lao động
– Điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa
– Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
b) Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
– Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
– Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
– Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
II. SỰ SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
a) Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản
b) Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
2. Khái niệm tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến
a) Khái niệm tư bản
b) Tư bản bất biến và tư bản khả biến
3. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Tư bản cố định và tư bản lưu động
a) Tuần hoàn của tư bản
b) Chu chuyển của tư bản
c) Tư bản cố định và tư bản lưu động
4. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
a) Tỷ suất giá trị thặng dư
b) Khối lượng giá trị thặng dư
5. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch
a) Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối
b) Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối
c) Giá trị thặng dư siêu ngạch
6. Sản xuất ra giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
III. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN – TÍCH LŨY TƯ BẢN
1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
2. Tích tụ và tập trung tư bản
3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
IV. CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
b) Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
– Lợi nhuận
– Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
a) Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.
b) Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
c) Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản
a) Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
– Tư bản thương nghiệp
– Lợi nhuận thương nghiệp
b) Tư bản cho vay và lợi tức
– Tư bản cho vay
– Lợi tức và tỷ suất lợi tức
– Tín dụng tư bản chủ nghĩa; ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
c) Công ty cổ phần. Tư bản giả và thị trường chứng khoán
– Công ty cổ phần
– Tư bản giả và thị trường chứng khoán
d) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
– Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
– Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
– Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản chủ nghĩa.
Chương VI.
HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
1. Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền
2. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
c) Xuất khẩu tư bản
d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
e) Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
a) Sự hoạt động của quy luật giá trị
b) Sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
a) Sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước
b) Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
c) Sự can thiệp của nhà nước vào các quá trình kinh tế
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội
2. Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản
Phần thứ ba
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Trên cơ sở học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư, “Mác đã hoàn toàn dựa vào và chỉ dựa vào những quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội hiện đại mà kết luận rằng xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ phải chuyển biến thành xã hội xã hội chủ nghĩa. Việc xã hội hóa lao động, ngày càng tiến nhanh thêm dưới muôn vàn hình thức …, đã biểu hiện đặc biệt rõ ràng ở sự phát triển của đại công nghiệp, …, đấy là cơ sở vật chất chủ yếu cho sự ra đời không thể tránh khỏi của chủ nghĩa xã hội. Động lực trí tuệ và tinh thần của sự chuyển biến đó, lực lượng thể chất thi hành sự chuyển biến đó là giai cấp vô sản, giai cấp đã được bản thân chủ nghĩa tư bản rèn luyện. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nội dung của những hình thức này ngày càng phong phú, – nhất định biến thành một cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản nhằm giành chính quyền (“chuyên chính vô sản”)”. (V.I. Lênin: Toàn tập, Tập 26, Nxb. Tiến bộ, M-1981, tr.86-87).
Như vậy, trong chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với bộ phận lý luận triết học là những cơ sở lý luận tất yếu và trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học, tức học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, theo nghĩa rộng chủ nghĩa xã hội khoa học chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, còn theo nghĩa hẹp thì nó là một bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin – bộ phận lý luận về chủ nghĩa xã hội, đó là bộ phận lý luận nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; tính tất yếu và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa; quá trình hình thành và phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa; quy luật và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chương VII.
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó
a) Khái niệm giai cấp công nhân
– Quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân
– Quan niệm hiện nay về giai cấp công nhân
b) Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
– Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
– Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a) Địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
– Địa vị kinh tế của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
– Địa vị xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
b) Đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân
– Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất thời đại ngày nay
– Giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để nhất
– Giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất
– Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế
3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a) Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân
– Quá trình phát triển của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
– Tính tất yếu xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân
– Quy luật ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản
b) Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân
– Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản
– Đảng Cộng sản là đội tiên phong chiến đấu, là lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó
a) Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
b) Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
– Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
– Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
– Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
a) Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
– Tính tất yếu khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
– Cơ sở khách quan (cơ sở kinh tế, chính trị,….) bảo đảm sự liên minh vững chắc và lâu dài giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
b) Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
– Nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
– Nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
III. HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
– Phương pháp luận cơ bản của việc dự báo xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
– Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
– Sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản và sự xác lập hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa
a) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
– Tính tất yếu và hai loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
– Đặc điểm và nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
– Đặc điểm và nội dung chính trị, văn hóa xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
b) Chủ nghĩa xã hội
– Khái niệm chủ nghĩa xã hội
– Những đặc trưng về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa xã hội
c) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
– Khái niệm “giai đoạn cao” của xã hội cộng sản chủ nghĩa
– Những đặc trưng về sự phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa, con người, … ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chương VIII.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
– Khái niệm dân chủ và nền dân chủ
– Những đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
– Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
– Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa
– Đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
– Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
– Khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
– Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
– Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
2. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
– Tính tất yếu, nội dung và tính chất cơ bản của nền văn hóa XHCN
– Xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa – một trong những nội dung cơ bản của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
– Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
1. Vấn đề dân tộc và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
– Khái niệm dân tộc; hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
– Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
2. Vấn đề tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
– Khái niệm tôn giáo và vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
– Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Chương IX.
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới
a) Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)
– Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga
– Bài học lịch sử từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
b) Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới
– Những thành công của mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xôviết với tư cách là mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới
– Bài học lịch sử từ mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xôviết
2. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó
a) Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
– Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
– Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ở thế kỷ XX
b) Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực
– Những thành tựu về chính trị, văn hóa, xã hội
– Những thành tựu kinh tế
II. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔVIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ
1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết
– Sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết
– Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết
a) Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội Xôviết
b) Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp
– Đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại
– Âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc
III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người
– Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi
– Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản
– Tính đa dạng của các xu hướng phát triển của thế giới đương đại
2. Chủ nghĩa xã hội – tương lai của xã hội loài người
a) Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội
b) Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn
c) Đã xuất hiện xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.”
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin 2. Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
The post Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin 2 appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-chu-nghia-mac-le-nin-2/
Nhận xét
Đăng nhận xét