Dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ?
Sau khi mở cửa nền kinh tế nước nhà có thể thấy dịch vụ đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đặc biệt có thể thấy dịch vụ là nhóm ngành phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ gồm những ngành nào? Hay tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Dịch vụ là gì?
Hiện nay có thể thấy để giải thích khái niệm dịch vụ là gì? thì có rất nhiều góc độ tiếp cận khác nhau và đưa ra cách hiểu về khái niệm dịch vụ khác nhau.
Theo trang wikipedia đưa ra thì dịch vụ trong quốc tế, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa – dịch vụ.
Theo kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”.
Các định nghĩa đều thống nhất dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật giá 2012 có quy định về khái niệm dịch vụ như sau:
“ Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Như vậy có thể hiểu chung nhất về dịch vụ là sản phẩm có tính vô hình và là hoạt động sáng tạo có tính đặc thù riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền.
Hiện nay cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta rất đa dạng, gồm các nhóm ngành: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng. Trong đó dịch vụ tiêu dùng gồm: thương mại, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng…. Dịch vụ sản xuất gồm: giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, tín dụng…Dịch vụ cộng đồng gồm: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước….
Để làm rõ toàn bộ thắc mắc dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ? Quý độc giả có thể tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết chúng tôi chia sẻ.
Bản chất của dịch vụ
Thứ nhất: Dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Thứ hai: Dịch vụ gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra dịch vụ còn là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.
Bên cạnh việc nghiên cứu tìm hiểu về khái niệm, bản chất của dịch vụ là gì thì nhiều bạn đọc cũng băn khoăn về 12 nhóm ngành dịch vụ. Phần tiếp theo của bài viết xin giải đáp vấn đề trên đến bạn đọc.
12 nhóm ngành dịch vụ?
Ngày 17/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, mã hóa bằng 04 chữ số.
Cụ thể 12 nhóm ngành dịch vụ bao gồm:
+ Dịch vụ vận tải (mã 2050);
+ Dịch vụ du lịch (mã 2360);
+ Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450);
+ Dịch vụ xây dựng (mã 2490);
+ Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530);
+ Dịch vụ tài chính (mã 2600);
+ Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620);
+ Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660);
+ Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680);
+ Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870);
+ Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910)
+ Dịch vụ Logistic (mã 9000)
Mỗi nhóm ngành dịch vụ trong 12 nhóm ngành trên đều được chi tiết thành các phân nhóm, sản phẩm và được mã hóa bằng bốn chữ số. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm ban hành thông tư quy định nội dung danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu, hướng dẫn và theo dõi tình hình thực hiện và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung.
Vai trò của dịch vụ
Dịch vụ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay thì vai trò của dịch vụ là vô cùng to lớn. Dịch vụ có vai trò rộng khắp các mặt từ kinh tế, sản xuất, xã hội.
Đối với nền kinh tế quốc dân thì dịch vụ có ý nghĩa góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế và đóng góp to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế nước nhà. Dịch vụ giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nhằm giúp đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Đối với sản xuất hoạt động dịch vụ giúp cung ứng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Dịch vụ tạo ra liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Trong mặt đời sống xã hội trước hết dịch vụ tạo điều kiện việc làm tốt với nhiều nhóm ngành nghề, đem lại nguồn thu nhập lớn cho cá nhân, nền kinh tế nước nhà. Không chỉ vậy dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người như mua sắm, du lịch, đi lại, tiêu dùng ăn ở của con người…
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ để quý độc giả tham khảo.
The post Dịch vụ là gì? 12 nhóm ngành dịch vụ? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/dich-vu-la-gi-12-nhom-nganh-dich-vu/
Nhận xét
Đăng nhận xét