Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân luôn là giai cấp chủ đạo trong trong xã hội Việt Nam, nắm giữ ví trị quan trọng trong cơ cấu xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là những thay đổi của các tầng lớp trong xã hội.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam.
Thực trạng của giai cấp công nhân hiện nay
Số lượng giai cấp công nhân có nhiều số lượng tương đối khác biệt do tiêu chí, quy mô và cách đánh giá của mỗi chu thể nghiên cứu. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Thế giới đã có 1.000 triệu công nhân. Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2014 khẳng định: Trên thế giới có 1.549 triệu “công nhân làm công ăn lương” (salaried workers) trong tổng số gần 3.300 triệu người lao động của thế giới hiện nay.
Hiện tại có khoảng 1,6 tỷ người lao động ăn lương, tăng thêm 600 triệu kể từ giữa những năm 1990, hơn 1 tỷ trong số đó là công nhân. Số liệu về số lượng công nhân có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhận thức chung là sự tăng lên mạnh mẽ của lao động công nghiệp trên thế giới trong vài thập niên gần đây. Tỷ lệ lao động bằng phương thức công nghiệp hiện nay chiếm trên 60% số lao động toàn cầu.
Một số sai lệch, bất cấp về nhận thức và đánh giá giai cấp công nhân
Trước khi đi vào nội dung về Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam chúng tôi làm rõ một số sai lệch, bất cập về nhận thức và đánh giá giai cấp công nhân.
– Nhìn giai cấp công nhân là những nhóm công nhân riêng lẻ, bộ phận nhỏ của lực lượng sản xuất, chủ yếu là những lao động giản đơn, từ nông thôn ra, xuất thân từ nông dân.
– Nhìn nhận giai cấp công nhân chỉ là những nhóm lao động phổ thông, lao động giản đơn, chân tay đơn thuần, mà không thấy được sự biến đổi, phân tầng về nghề nghiệp và trình độ.
– Đánh giá sứ mệnh của giai cấp công nhân chủ yếu trong lịch sử, không thấy dược sự hiện diện và vai trò toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa trong bối cảnh mới.
– Tách rời giai cấp công nhân với Đảng, nên không thấy được vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.
– Đề cập đến giai cấp công nhân chỉ nhìn vào số lượng hiện tại mà không thấy chất lượng và tương lai.
– Nhấn mạnh xây dựng, phát triển giai cấp công nhân, nhưng thực tế không hiểu giái cấp công nhân, không nắm được bản chất, sứ mệnh của giai cấp công nhân nên chưa thiết thực tăng cường sức mạnh cho giai cấp công nhân.
– Khi nói đến doanh nghiệp, chủ yếu nhìn nhận vai trò “ăn theo” của giai cấp công nhân với tư cách là người làm thuê, người đi xin việc, trong khi đó chú trọng nhấn mạnh, đề cao tầng lớp doanh nhân, người sử dụng lao động.
– Bản thân công nhân hiện đại ít quan tâm đến việc hình thành nhận thức chính trị, không nhận thức được tính giai cấp, ý thức giai cấp; về đặc điểm, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong lịch sử, cũng như trong thực tiễn hiện tại.
Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, là những nhận thức mới về giai cấp công nhân hiện nay, cụ thể:
Thứ nhất: Quá trình công nghiệp hóa cùng với cải cách, đổi mới đang tạo ra nhiều đặc điểm mới cho giai cấp công nhân.
– Sự phát triển của giai cấp công nhân ở “các nước đang chuyển đổi” hiện nay còn là kết quả của sự kết hợp các cơ chế, quy luật của kinh tế thị trường với vai trò của nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước. Công nhân không chỉ là sản phẩm của công nghiệp hóa mà còn là kết quả tổng thành của chế độ chính trị và cơ chế kinh tế thị trường.
– Tư duy mới về chính trị có thể thúc đẩy sự phát triển của giai cấp công nhân. Chế độ Xã hội chủ nghĩa đã tạo ra một chất lượng mới, quy mô và tốc độ mói cho công nghiệp hóa.
Thứ hai: Kinh tế thị trường làm cho cơ cấu giai cấp công nhân ngày càng đa dạng hơn.
– Nhận thức mới về vai trò của kinh tế thị trường là tạo a một không gian rộng mở hơn cho sự phát triển về nhiều mặt của giai cấp công nhân với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia quá trình công nghiệp hóa.
Thứ ba: Một bộ phân lớn công nhân hiện nay xuất thân từ đô thị.
– Đô thị hóa làm xuất hiện ngày càng đông đảo hơn đội ngũ lao động làm thuê, vốn có mặt từ thời “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, gồm: bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành người làm thuê… Song hiện nay họ đông đúc hơn, đa dạng hơn với hàng nghìn ngành, nghề khác nhau. Xét về cơ cấu nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu đều thấy sự tăng lên của những nhóm lao động dịch vụ mới.
– Họ là những người kết hợp cả lao động chân tay với lao động trí óc. Trong các quốc gia phát triển đã xuất hiện một cơ cấu xã hội mới với vai trò mới của trí thức, công nhân trí thức. Cũng bởi thế, ở nhiều nước phát triển hiện nay (những nước G& lao động nông nghiệp hoặc nông dân chỉ chiếm từ 2% – 3% lực lượng lao động) liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đã không còn cơ sở xã hội như thế kỷ XIX và thay vào đó là liên minh giữa những người lao động, mà chủ yếu là hai nhóm lao động đông đảo ở đô thị là sản xuất công nghiệp và dịch vụ bằng phương thức công nghiệp.
Thứ tư: Đô thị là nơi mà đấu tranh giai cấp hiện đại bộc lộ tính điển hình của nó.
Ph.Ăngghen viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh của mình và đấu tranh dể thanh đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư bản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn lao động, phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời…”
Như vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi đã Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam, nếu bật lên những sự thay đổi rõ rệt của gia cấp công nhân trong gia đoạn hiện nay. Đồng thời, cũng nêu lên được những bất cập, những đánh giá sai lệch thực tiễn đối với giai cấp công nhân Việt nam và Thế giới.
The post Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/lien-he-giai-cap-cong-nhan-viet-nam/
Nhận xét
Đăng nhận xét