Cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số

Thực tế cho thấy, những vấn đề liên quan đến tiền lương luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người lao động và Doanh nghiệp. Một trong những vấn đề đó là Cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về vấn đề này.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc xây dựng thang bảng lương theo hệ số

Căn cứ theo điều 93 Bộ luật lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, cụ thể như sau:

“1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

[…] 3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”

Lưu ý: Theo quy định tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động vẫn phải xây dựng, rà soát thang bảng lương sao cho phù hợp với quy định về tiền lương.

Nếu như trước đây theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc. Thì hiện nay theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước như quy định cũ.

Cụ thể, khoản 2 điều 10 49/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:

– Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra;

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật lao động;

Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì việc xây dựng quy chế tiền lương là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động.

Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang, bảng lương

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất là mức lương thấp nhất mà người sử dụng phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện để thực hiện đúng quy định của pháp luật về mức lương cơ sở. Nếu mức lương mà người sử dụng trả cho người lao động thấp hơn mức lương cơ sở thì doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP với mức cụ thể như sau:

“1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.”

Hồ sơ xây dựng thang bảng lương theo hệ số

Hồ sơ xây dựng thang bảng lương theo hệ số bao gồm:

+ Hệ thống thang bảng lương

+ Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương

+ Biên bản thông qua hệ thông thang bảng lương

+ Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ

+ Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

The post Cách xây dựng thang bảng lương theo hệ số appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/cach-xay-dung-thang-bang-luong-theo-he-so/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?