Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ quan đầu não của hệ thống chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Bài viết dưới chúng tôi xin đưa ra nội dung về Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để bạn đọc tham khảo.

Lịch sử hình thành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước. Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước, nhân dân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống Tòa án của chế độ cũ. Đồng thời, thành lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.  

Ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân quận – huyện, sau gần 30 năm ngành Tòa án nhân dân thành phố không ngừng phát triển. Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Tòa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận – huyện. Tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có 05 Tòa chuyên trách, 03 bộ phận trực thuộc. Biên chế của toàn ngành ban đầu chỉ có 80 người nay lên đến 734 cán bộ – công chức (thành phố 233; quận – huyện 501), trong đó có 253 Thẩm phán (thành phố 81; quận – huyện 172), 383 Thư ký (thành phố 119, quận – huyện 264), 98 cán bộ – công chức khác (thành phố 33; quận – huyện 65) chưa tính đến số hợp đồng.

Hệ thống tổ chức

Hiện nay hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm có lãnh đạo có 05 người, gồm 01 Chánh án và 04 Phó Chánh án, các tòa chuyên trách, bộ phận đều bố trí đủ cán bộ lãnh đạo. 24 Tòa án nhân dân quận – huyện ban lãnh đạo có từ 02-03 đồng chí, tòa thấp nhất có 03 thẩm phán, cao nhất có 17 thẩm phán. Cụ thể ban lãnh đạo gồm:

 01 Chánh án là bà Ung Thị Xuân Hương

Các Phó Chánh án là: Ông Huỳnh Ngọc Ánh; Bà Hà Thúy Yến; Ông Nguyễn Văn Châu; Ông Đỗ Khắc Tuấn

Trang web Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Việc tìm kiếm trang web của các cơ quan nhà nước giúp ích rất nhiều cho người dân trong việc tìm hiểu pháp luật cũng như biết nhiều thông tin hơn về cơ quan đó. Hiện nay trang web của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là:

https://ift.tt/3q5SwwZ

Thông tin liên hệ Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh

Bài viết xin đưa ra Thông tin liên hệ Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh giúp bạn đọc có thể liên hệ khi cần. Cụ thể: 

Ðịa chỉ : 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tel : (84-8)8.292.448

Fax : (84-8)8.292.448

Email: tandhcm@gmail.com

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Nằm trong hệ thống tòa án nhân dân và theo quy định của Luật tổ chức toà án nhân dân số: 62/2014/QH13 thì tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chung.  Cụ thể tại Khoản 1, 2 điều 2 của Luật tổ chức toà án nhân dân có quy định về chức năng, nhiệm vụ của Toà án như sau:

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Có thể thấy toà án thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tòa án khác trên cả nước đều có nhiệm vụ chung đó là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng chính nhiệm vụ, hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Nhiệm vụ chính của Tòa án đó là nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân theo đúng chức năng, thẩm quyền của mình.

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh  nằm trong chuyên mục Tòa án nhân dân được chúng tôi cung cấp đến khách hàng với mục đích để khách hàng tham khảo thông tin liên quan.

The post Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/toa-an-nhan-dan-thanh-pho-ho-chi-minh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?