Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Trong cuộc sống hiện nay, việc phản ánh kiến nghị một sự việc, vấn đề trong cuộc sống xảy ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những kiến thức cơ bản đối với đơn kiến nghị phản ánh.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh.

Đơn là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 4 – Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, cụ thể:

Đơn là văn bản có nội dung được trình bày dưới một hình thức theo quy định của pháp luật, gửi đến cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để khiếu nại hoặc tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh.

Xử lý đơn là việc cơ quan Nhà nước, tổ chức người có thẩm quyền khi nhận được đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ và đối chiếu với quy định của pháp luật để thục lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình hoặc hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tiếp nhận và phân loại đơn

Đơn được tiếp nhận từ các nguồn, bao gồm:

– Đơn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản.

– Đơn đo Đại biểu Quốc hội, đại diện Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác nhau chuyển đến.

– Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trân máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Phân loại đơn:

Việc phân loại đơn được phân loại căn cứ theo nội dung đơn; điều kiện xử lý; thẩm quyền giải quyết hoặc theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người đề nghị, kiến nghị, phản ánh. Sau khi phân loại đơn, đối với đơn có nội dung khiếu nạo, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh thì tách riêng từng nội dung để xử lý theo quy định.

Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Bước 1: Tiếp nhận đơn

– Cán bộ tiếp công dân tiếp nhận tất cả các đơn, bao gồm đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Sở qua các nguồn sau đây:

+ Nhận trực tiếp tại Bộ phận tiếp công dân.

+ Nhận qua đường bưu điện, qua Bộ phận văn thư; Bộ phận một cửa.

+ Đơn thư gửi trực tiếp đến lãnh đạo Sở đều chuyển tới phòng thanh tra để xử lý theo quy định.

Bước 2: Phân loại đơn

– Cán bộ tiếp công dân tiến hành phân loại, xử lý đơn ngay trong ngày.

– Đối với đơn không đủ điều kiện thụ lý: Lưu đơn vào sổ theo dõi.

+ Đối với đơn đủ điều kiện thụ lý: Thực hiện tiếp bước xử lý đơn.

+ Đối với đơn đã xử lý một lần rồi: Xử lý theo quy định

Bước 3: Xử lý đơn theo quy định của pháp luật

– Đơn không thuộc thẩm quyền:

+ Cán bộ tiếp công dân không tiếp nhận các đơn giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ lý trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những đơn đã được Sở hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trên giải quyết nay kiến nghị, khiếu nạo, tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

+ Cán bộ tiếp dân trả lời và hướng dẫn trực tiếp với công dân hoặc thông báo qua điện thoại, có văn bản chỉ dẫn công dân gửi đơn đúng nơi có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại hoặc Luật Tố cáo.

– Đơn thuộc thẩm quyền:

+ Đối với đơn đủ điều kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở thì Cán bộ tiếp công dân lập Phiếu tiếp nhận đơn thành 02 bản, gửi công dân 01 bản và lưu 01 bản tại Bộ phận tiếp công dân. Sau đó, vào Sổ tiếp nhận đơn kiến nghị, Khiếu nại, tố cáo.

+ Xem xét, đề xuất xử lý đơn: Căn cứ vào nội dung, tính chất vụ việc của đơn, cán bộ tiếp dân đề xuất ý kiến xử lý báo cáo lãnh đạo cho ý kiến xử lý.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở, đơn vị được phân công tiến hành xử lý.

Việc xử lý đơn được cập nhật, ghi chép đầy đủ trong Sổ theo dõi xử lý đơn.

Bước 4: Theo dõi việc xử lý đơn

Cán bộ xử lý đơn theo dõi kết quả xử lý đơn để phục vụ cho công tác tiếp công dân, tổng hợp, báo cáo; tham mưu cho lãnh đạp Văn phòng đôn đốc các phòng ban chức năng giải quyết đơn kiến nghị của công dân.

Bước 5: Lưu hồ sơ

Thực hiện theo Mục VII quy trình:

– Đơn kiến nghị: Lưu tại phòng, ban chức năng.

– Đơn khiếu nại, tố cáo: Lưu tại Thanh tra Sở.

Như vậy, quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh đã được chúng tôi trình bày trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một số nội dung như tiếp nhận đơn, phân loại đơn kiến nghị, phản ánh.

The post Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/quy-trinh-giai-quyet-don-kien-nghi-phan-anh-2/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?