Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp?

Xin việc làm ngoài việc hiểu rõ về công ty, công việc mình chuẩn bị ứng tuyển thì việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng cũng như phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành là một vô cùng quan trọng.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới câu hỏi: Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp?

Khái niệm lý lịch tư pháp

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 2 – Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cụ thể:

“ Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Hiện nay, có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp, phân biệt với nhau rõ ràng dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đối tượng được cấp Lý lịch Tư pháp

Căn cứ quy định tại Điều 7 – Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cụ thể:

– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch Tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thành phần hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu).

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu).

– Bản chụp Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.

– Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Cá nhân có thể ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và bản sao chứng minh nhân dân (kèm bản chính để đối chiếu) của người được ủy quyền. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên.

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch số 2 không được ủy quyền cho người khác.

Hồ sơ xin việc có yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp?

Hồ sơ xin việc cơ bản cần những loại giấy tờ sau:

– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương:

Bạn cần khai đầy đủ thông tin lý lịch, dán ảnh 4x6cm rồi mang tới phòng công chứng hoặc UBND phường, xã để xin xác nhận (công chứng). Lưu ý chuẩn bị căn cước công dân, sổ hộ khẩu để cán bộ Tư pháp đối chiếu thông tin.

– Đơn xin việc:

Trên mạng hiện nay có rất nhiều mẫu đơn xin việc khác nhau, bạn có thể tải về rồi điền hoặc tự viết tay để thể hiện sự nhiệt tình của mình đối với công việc mình đang ứng tuyển vào. Đơn xin việc viết tay còn có thể là một trong những thủ tục bắt buộc ở nhiều công ty lớn và đặc biệt là công ty có chủ là người Nhật Bản.

– CV xin việc:

CV là viết tắt của từ “Curriculum Vitae” có nghĩa là một bản tóm tắt sơ lược thông tin về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm. CV tốt là CV nêu bật được những kỹ năng mà bạn có và những đặc điểm tạo nên sự khác biệt của bạn só với những ứng viên khác cho vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

+ CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, tuy nhiên bản cất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà mình đang ứng tuyển chứ không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

+ CV thường được các nhà tuyển dụng xem đầu tiên khi nhận hồ sơ của một ứng viên. CV đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người thuê nhân công và do đó, ứng viên nên chuẩn bị thật cẩn thận và khéo léo.

– Giấy khám sức khỏe:

Quý bạn đọc tới các bệnh viên, trạm y tế xã, phường… tiến hành thực hiện khám và xin giấy khám sức khỏe. Bạn nên chuẩn bị 2 – 3 bản để đỡ mất thời gian và chuẩn bị hồ sơ được đầy đủ. Tuy nhiên, hiệu lực Giấy khám sức khỏe chỉ trong 06 tháng nên bạn nhớ cân nhắc số lượng sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.

– Bằng cấp, chứng chỉ liên quan:

Photo bằng tốt nghiệp đại học, cao đăng và các chứng chỉ khác nếu có (ngoại ngữ, lý luận, tin học…) rồi mang đi công chứng.

– Ảnh chân dung (3×4 cm hoặc 4×6 cm).

– Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh có công chứng.

Một số loại giấy tờ trên là những giấy tờ cơ bản nhất mà bạn cần chuẩn bị. Chính vì thế đối với câu hỏi: Hồ sơ xin việc có yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp? Chúng tôi xin phép trả lời rằng, hồ sơ xin việc không bắt buộc phải có Phiếu lý lịch tư pháp, trừ trường hợp công ty mà bạn chuẩn bị ứng tuyển yêu cầu phải có. Tuy nhiên, để thể hiện thái độ nghiêm túc trong công việc bạn nên chuẩn bị hồ sơ một cách chi tiết nhất để người tuyển dụng có đánh giá tích cực về bạn.

Như vậy, Hồ sơ xin việc có yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp? Đã được chúng tôi trả lời trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu rõ một số quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề phiếu lý lịch tư pháp và hồ sơ xin việc làm.

The post Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/ho-so-xin-viec-co-yeu-cau-phieu-ly-lich-tu-phap/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?