Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ. Cùng với đó là sự ra đời của các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Vậy thủ thục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có sự khác biệt so với thành lập doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác không. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ của Luật Hoàng Phi.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

– Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 123/2019/NĐ-CP;

– Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 123/2019/NĐ-CP được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Vậy, khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ cần chuẩn bị những giấy tờ gì, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ.

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp công nghệ

Theo quy định tài điều 7, nghị định 123/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

+ Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;

+ Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;

+ Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

+ Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.

– Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp công nghệ

– Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại:

+ Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;

+ Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ được quy định tại điều 5, Nghị định 123/2019/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền cấp, cấp thay đổi nội dung, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Hồ sơ được dưới các phương thức sau:

+ Nộp trực tiếp;

+ Nộp thông qua bưu điện;

+ Thông qua trực tuyến.

– Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: tiếp nhận hồ sơ cấp giấy biên nhận có ngày hẹn kết quả cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo quy định

Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ để giải quyết theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ có thư mời người có tên trong đơn đến cơ quan để hướng dẫn bổ sung hồ sơ theo quy định.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ để giải quyết theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ trả hồ sơ kèm yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

– Bước 3: Giải quyết hồ sơ

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

+ Trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp cần mời chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp, Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của doanh nghiệp về Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

– Bước 4: Căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận Doanh nghiệp đến nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan về tên, địa chỉ và danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đó.

Như vậy, qua bài viết thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ, quý bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về điều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, quý bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557.

The post Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-cong-nghe/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?