Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hiện nay khi các trang mạng xã hội phát triển, đường truyền internet không còn là một dịch vụ khó khăn nữa, là những mối quan hệ xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều.

Do đó, nhu cầu kết hôn của công dân giữa các quốc gia đang được gia tăng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những thủ tục cơ bản, những khái niệm cần biết khi tiến hành đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài

Kết hôn là là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân, được tiến hành theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình, hộ tịch,…

Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài: Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam (bao gồm công dân nước ngoài và người không có quốc tịch).

– Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam: Là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm việc sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.

– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”

Bên cạnh đó, Điều 37 – Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn, như sau:

“ 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”

Do đó, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bên cạnh đó, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có những cơ quan khác nhau, như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định.

– Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân, cụ thể:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân.

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Giấy xác nhận tuyên thệ về việc hiện tại không có vợ chồng.

+ Giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước người đó là công dân cấp.

– Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, các bên tiến hành nộp hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ.

– nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ. Cán bộ cần hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện.

Bước 3: Xác minh hồ sơ

Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, xác minh nếu thấy cần thiết.

Lưu ý: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên phải có mặt tại nơi làm thủ tục.

Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được chúng tôi trả lười chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng dẫn một số trình tự thủ tục sơ lược khi tiến hành đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

The post Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/tham-quyen-dang-ky-ket-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?