Sinh thái học là gì?

Từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về môi trường sống tự nhiên, về thế giới động thực vật xung quanh mình… Con người muốn duy trì và nâng cao trình độ nền văn minh của mình thì hơn hết sẽ cần trang bị đầy đủ những kiến thức về môi trường mà mình sinh sống. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về sinh thái học lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy Sinh thái học là gì? Ý nghĩa, vai trò và cấu trúc của sinh thái học như thế nào?

Sinh thái học là gì ?

Sinh thái học là một môn khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hoặc các loài riêng lẻ với các thành phần sống và không sống của môi trường xung quanh, hay nói một cách khác, sinh thái học là sự nghiên cứu về các hệ sinh thái.

Sinh thái theo gốc tiếng La tinh là Oikos có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống của các cơ thể sống (từ đơn bào, đa bào, quần thể, quần xã sinh vật, hệ sinh thái đến con người và xã hội loài người), ngày nay nó được gọi là môi trường sống, môi trường xung quanh hay môi trường sinh thái.

Sinh thái học là một thuật ngữ được nhà sinh học người Đức Haken (Ernst Haekel) đặt ra vào năm 1866, dựa trên hai từ Hy Lạp là oikos có nghĩa là “nhà” hay “nơi để sống”.

Do đó với nghĩa đen, sinh thái học có nghĩa là sự nghiên cứu về các sinh vật ở “nhà”của chúng. Sinh thái học thường quan tâm đến các nguyên Ií tổng quát áp dụng cho hệ động vật và thực vật.

Sinh thái học trong tiếng Anh là “Ecology”.

Cấu trúc của sinh thái học?

Ngoài việc hiểu rõ Sinh thái học là gì? thì việc nắm rõ cấu trúc của sinh thái học cũng rất quan trọng. Theo đó cấu trúc của sinh thái học thường được tổ chức theo các mức độ khác nhau:

+ Cá thể

+ Quần thể: là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống ở trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

+ Quần xã: là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian/sinh cảnh và thời gian nhất định. 

Các quần thể sinh vật trong quần xã có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định qua thời gian, do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

+ Hệ sinh thái: là một hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó.

 Xét về mặt cấu trúc, hệ sinh thái bao gồm bốn thành phần sau:

+ Môi trường: bao gồm các yếu tố vô sinh tồn tại trong tự nhiên tổ hợp lại thành môi trường sống như khí hậu, thủy văn, đất đai,…

+ Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng, gồm các loài thực vật có màu xanh và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp.

+ Sinh vật tiêu thụ: là những sinh vật dị dưỡng bao gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, nói một cách khác, chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dưỡng tạo ra, bao gồm các loại:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: là những loài động vật ăn thực vật;

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: là những sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và 4 là sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn; cũng có thể là ký sinh trùng sống ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1 hoặc bậc 2 hoặc động vật ăn xác chết.

+ Vật phân hủy: là tất cả các vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh

Mặt khác, về cấu trúc sinh học cũng có thể chia thành 5 nhóm:

– Nhóm hình thái: Nội dung cơ bản của nhóm nói lên số lượng và mật độ tương đối của các loài.

– Nhóm chức năng: Nói lên mối quan hệ giữa các quần thể thú dữ – con mồi và sự cạnh tranh khác loài

– Nhóm phát triển: Nói lên quá trình diễn thế của các loài trong quần xã.

– Nhóm điều hòa: Nói lên sự tự điều chỉnh của các loài để tiến tới sự cân bằng.

– Nhóm thích nghi: Nói lên quá trình tiến hóa, khả năng chọn lọc sinh thái, chống kẻ thù.

Vai trò, ý nghĩa của sinh thái học  

Cũng như những khoa học khác, những kiến thức của sinh thái học đã và đang đóng góp to lớn cho nền văn minh của nhân loại trên cả lý luận và thực tiễn.

Cùng với các lĩnh vực khác trong sinh học, sinh thái học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố của môi trường, trong cả hiện tại và quá khứ, trong đó bao gồm cuộc sống và sự tiến hoá của con người.

Hơn nữa, sinh thái học còn tạo nên những nguyên tắc và định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển nền văn minh ngày một cao theo đúng nghĩa hiện đại của nó, tức là không làm huỷ hoại đến đời sống sinh giới và chất lượng của môi trường.

Trong cuộc sống, sinh thái học đã có những thành tựu to lớn được con người ứng dụng vào những lĩnh vực như:

+ Sinh thái học giúp nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng trên cơ sở cải tạo các điều kiện sống của chúng.

+ Sinh thái học giúp hạn chế và tiêu diệt các dịch hại, bảo vệ đời sống cho vật nuôi, cây trồng và đời sống của cả con người.

+ Thuần hóa và di giống các loài sinh vật.

+ Sinh thái học là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học, bảo vệ và khôi phục các loài động thực vật quý hiếm.

+ Sinh thái học giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

+ Sinh thái học làm chậm quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

+ Sinh thái học là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Sinh thái học là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

The post Sinh thái học là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/sinh-thai-hoc-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?