Quyền thừa kế là gì? Ví dụ về quyền thừa kế?
Trong pháp luật dân sự, thừa kế là một trong những vấn đề phức tạp do thường hay xuất hiện những xung đột về quyền lợi giữa các bên và xuất phát từ đặc trưng các bên tham gia đều có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà thế hệ trước để lại. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ đề cập tới chủ đề Quyền thừa kế là gì? Ví dụ về quyền thừa kế.
Quyền thừa kế là gì?
Xét theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế là quyền của cá nhân để lại di sản của mình sau khi chết cho người khác.
Xét theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác theo ý chí của người đó khi còn sống hoặc theo một trình tự nhất định. Các quy phạm pháp luật ghi nhận và quy trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền của người có tài sản cũng như quyền của người thừa kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế.
Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản. Đối với một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết như tiền cấp dưỡng, tiền lương hưu,… thì không thể chuyển cho những người thừa kế vì pháp luật quy định chỉ có người đó mới có quyền được hưởng.
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền thừa kế được quy định như sau:
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo quy định của pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật.
– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc
Phần tiếp theo của bài viết Quyền thừa kế là gì? Ví dụ về quyền thừa kế chúng tôi sẽ đề cập tới một số quy định về chế định về thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Một số quy định về chế định về thừa kế
– Quy định về người lập di chúc: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc hợp pháp, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về lập di chúc. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Người thành niên lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
– Hình thức di chúc: Có hai hình thức của di chúc đó là bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Di chúc phải được lập bằng văn bản nhưng trong một số trường hợp có thể lập di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Đối với di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản, tuy nhiên sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống và sáng suốt, minh mẫn thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
– Điều kiện để di chúc hợp pháp: Một di chúc được coi là hợp pháp khi mà có đủ các điều kiện như:
+ Người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa; hình thức di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật đồng thời nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
+ Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được coi là hợp pháp khi được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ được coi là hợp pháp khi người làm chứng lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực.
+ Trường hợp di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện là người lập di chúc sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, ép buộc hoặc đe dọa; đáp ứng được điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+ Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Ví dụ về quyền thừa kế
Để được giải đáp đầy đủ thắc mắc quyền thừa kế là gì? Ví dụ về quyền thừa kế? Quý khách hàng có thể tham khảo một số ví dụ sau đây về quyền thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
– Thừa kế theo pháp luật: Vợ chồng A và B có 200 triệu. A có 90 triệu. Khi chết A không để lại di chúc. A và B có con trai là C và D. Vợ chồng C và H có một đứa con là F. Biết C chết cùng với M. Di sản thừa kế của M là: 90 triệu + 200/2 = 190 triệu
Do M không để lại di chúc nên sẽ chia theo pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì B = C = D = 190/3 = 63.33 triệu
Do C chết cùng M nên F là con của C sẽ được hưởng 63.33 triệu của C.
– Thừa kế theo di chúc: Vợ chồng A và B có 300 triệu. A để lại di chúc, trong đó để lại cho hai đứa con là C và D mỗi đứa là 50% di sản. Theo đó, A có di chúc nên việc phân chia tài sản của A sẽ phân theo nội dung của di chúc.
Trên đây, chúng tôi đã đưa tới cho Quý khách hàng những nội dung cần thiết với chủ đề Quyền thừa kế là gì? Ví dụ về quyền thừa kế. Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến.
The post Quyền thừa kế là gì? Ví dụ về quyền thừa kế? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/quyen-thua-ke-la-gi-vi-du-ve-quyen-thua-ke/
Nhận xét
Đăng nhận xét