Quy định trụ sở công ty khi thành lập doanh nghiệp
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng cao, cùng với sự năng động, phát triển của kinh tế đất nước đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp được thành lập. Việc thành lập doanh nghiệp sẽ mang tới nhiều lợi ích nhất định đối với chính doanh nghiệp, người tiêu dùng và các đối tác. Khi thành lập doanh nghiệp, người kinh doanh có mã số thuế, có giấy chứng nhận đăng ký thành lập, tư cách pháp nhân và được điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật.
Thành lập doanh nghiệp không còn là một thủ tục quá mới, tuy nhiên khi thành lập doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề cần lưu ý, một trong số đó là việc lựa chọn trụ sở công ty. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đề cập tới quy định trụ sở công ty khi thành lập doanh nghiệp.
Trụ sở công ty
Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Pháp luật cũng quy định về địa chỉ trụ sở công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Trụ sở chính của công ty được coi là tài sản hợp pháp và khi có sự thay đổi về trụ sở, sẽ không là thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.
Trong quy định trụ sở công ty khi thành lập doanh nghiệp, cũng cần chú ý đến cách đặt địa chỉ công ty. Bởi lẽ trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định bằng số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, tỉnh, thành phố,…
– Trụ sở công ty cũng phải có quyền sử dụng hợp pháp của công ty, được thể hiện như sau:
+ Nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do công ty tự thi công, xây dựng thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà đất của công ty hạ tầng, quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Trường hợp nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do doanh nghiệp thuê thì phải có hợp đồng thuê và các tài sản chứng minh quyền cho thuê hợp pháp của bên cho thuê. Đối với đất thổ cư thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê, đất dự án, nhà xưởng phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê và có chức năng cho thuê lại.
– Địa chỉ trụ sở công ty ở đâu thì cơ quan thuế của quận, huyện đó quản lý. Mặc dù việc kê khai và nộp thuế hiện nay được thực hiện bằng hình thức điện tử. Tuy nhiên việc quản lý thuế vẫn sẽ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế mà địa chỉ đóng trên địa bàn. Vì vậy khi đặt trụ sở công ty cũng cần cân nhắc tới vấn đề này để tránh việc bị xử phạt hành chính không đáng có.
Lưu ý: Trong quy định về trụ sở công ty còn phải lưu ý về những quy định trong Luật nhà ở năm 2014. Cụ thể căn cứ quy định tại Điều 3 và Điều 6 Luật Nhà ở thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ trụ sở công ty tại chung cư, nhà ở tập thể.
Một số lưu ý khi lựa chọn trụ sở công ty
Dựa vào những quy định trụ sở công ty khi thành lập doanh nghiệp trên đây có thể đưa ra một số lưu ý như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn trụ sở phù hợp với quy định nêu trên.
Thứ hai: Doanh nghiệp có thể lựa chọn trụ sở tại nhà riêng đáp ứng điều kiện nêu trên và lập địa điểm kinh doanh tại nơi thực sự kinh doanh để tiện cho việc kê khai thuế và nhận thông báo thuế. Đồng thời doanh nghiệp sẽ không phải di chuyển trụ sở khi muốn đổi địa bàn kinh doanh mà chỉ đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh.
Thứ ba: Việc đặt trụ sở sẽ chịu ảnh hưởng từ một số ngành nghề doanh nghiệp dự kiến kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề sản xuất, chế biến, nuôi trồng… thì doanh nghiệp không được đặt trụ sở chính tại khu dân cư, trung tâm thành phố mà chỉ đặt ở các vùng lân cận, xa khu dân cư.
Việc lựa chọn trụ sở chính không những thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của công ty mà còn giúp công ty có sự ổn định lâu dài. Vì khi công ty thay đổi trụ sở chính đồng nghĩa phát sinh thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp thay đổi khác quận, khác tỉnh còn phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế mới có thể thay đổi trụ sở công ty.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về chủ đề quy định trụ sở công ty khi thành lập doanh nghiệp. Chọn được trụ sở công ty phù hợp và đúng theo quy định của pháp luật là một điều quan trọng để doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động, kinh doanh. Vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp ngoài những yếu tố về vốn, loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức công ty thì trụ sở doanh nghiệp cũng là điều mà các doanh nghiệp cần phải lưu tâm.
The post Quy định trụ sở công ty khi thành lập doanh nghiệp appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/quy-dinh-tru-so-cong-ty-khi-thanh-lap-doanh-nghiep/
Nhận xét
Đăng nhận xét