Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất

Cùng với sự hình thành, phát triển lâu đời mà nền văn minh nhân loại ngày càng lớn mạnh, song song cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy mà việc nghiên cứu quy luật vận đồng này và những vấn đề xoay quanh phạm trù này là một vấn đề rất quan trọng.

Do đó, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất.

Phương thức sản xuất là gì?

Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng tạo ra cách thức sản xuất trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử.

Được biết đến là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật, phương thức sản xuất biểu thị cách thức mà loài người thực hiện trong công cuộc sản xuất vật chất trong những giai đoạn lịch sử trước kia.

Cùng với sự vận động của lịch sử loài người, cũng như tiến trình phát triển của mỗi xã hội cụ thể, kéo theo đó là sự thay đổi của phương thức sản xuất. Trong quá trình thay đổi đó, các mặt kinh tế, xã hội… Sẽ chuyển hóa sang một chất mới.

Do đó, nhờ vào sự phát triển của phương thức sản xuất đặc trưng của từng giai đoạn của xã hội mà ta có thể phân biệt được sự khác biệt, đặc trưng của từng thời đại kinh tế mà loài người đã trải qua.

Lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật, dùng để chỉ các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, qua đó sẽ phản ánh được trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong lịch sử.

Theo đó, lực lượng sản xuất gồm hai thành tố quan trọng nhất đó chính là người lao động và tư liệu sản xuất. Trong đó:

– Người lao động chính là thành tố để chỉ những con người có sức khỏe và những kỹ năng cần thiết để tham gia vào quá trình lao động

– Tư liệu sản xuất là những sự vật được con người sử dụng, khai thác, chế tạo trong quá trình sản xuất với mục đích phục vụ cho quá trình lao động.

Tư liệu lao động phải luôn gắn liền với con người mới phát huy được hết tác dụng của chúng, thông qua tư liệu sản xuất thì người lao động mới tạo thành của cải, vật chất như ngày nay.

Trải qua tiến hành hình thành và phát triển, con người dần có sức mạnh, kỹ năng lao động bao gồm cả sức mạnh tay chân lẫn sức mạnh trí óc. Và với thời đại hiện nay, trong xã hội đang xuất hiện ngày càng nhiều nguồn lao động trí tuệ để dần thay thế cho những hoạt động lao động vất vả bằng chân tay.

Quan hệ sản xuất là gì?

Quan hệ sản xuất là một trong những phạm trù của triết học để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động với nhau trong quá trình sản xuất.

Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức, quản lý và quan hệ về phân phối thành phẩm làm ra. Đây là mối quan hệ do chính con người tạo ra, nhưng sự hình thành và tiến trình phát triển của nó thì diễn ra một cách khách quan mà không phụ thuộc vào ý chí của con người.

Theo Triết học Mac Lênin thì quan hệ sản xuất được xác định thông qua ba mặt, gồm:

– Quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất, hay còn được gọi là quan hệ sở hữu

– Quan hệ giữa người với người trong hoạt động tổ chức, quản lý xã hội, hay còn được gọi là quan hệ tổ chức và quản lý

– Quan hệ giữa người với người trong việc phân chia, lưu thông thành phẩm đã tạo ra, hay còn được gọi là quan hệ phân phối lưu thông.

Trong đó thì quan hệ sở hữu sẽ chiếm vị trí tuyệt đối và được xác định là điểm đặc trưng cho từng giai đoạn của xã hội.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về các mặt của quy luật quan hệ sản xuất, thì với nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất.

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất

Khái niệm “phù hợp” ở đây được hiểu dưới góc độ chỉ phù hợp mới tốt, mới thích ứng được với quy luật một cách tốt nhất, còn lại thì đều sẽ được xác định là trái với quy luật.

Hay sự phù hợp ở đây có thể hiểu chính là sự cân bằng, thống nhất giữa các mặt đối lập của các sự vật, và đây là một xu hướng mà những dao động không cân bằng sẽ đạt tới.

Tiếp đó, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được xác định là hai thành tố hợp thành của phương pháp sản xuất, có tác dụng qua lại biện chứng với nhau.

Và hiện nay việc đẩy quan hệ sản xuất lên vị trí quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà một trong những hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia trong tiến trình xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Theo phương pháp luận thì đây chính là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng vào mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Nhưng ở một khía cạnh nào đó thì quan hệ sản xuất luôn bị quy định một cách chặt chẽ bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi trên thực tế quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất quyết định đến sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất sẽ tiến hành biến đổi đầu tiên do nhu cầu của con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc, đồng thời nâng cao năng xuất nên phải tìm cách cải tiến công cụ lao động.

Do đó, lực lượng lao động sẽ quy định sự hình thành và biển đổi của quan hệ sản xuất khi quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp, thích ứng được với sự phát triển của xã hội hiện tại.

Đồng thời giữa quan hệ sản xuất vè lực lượng sản xuất luôn tồn tại sự tác động qua lại lẫn nhau. Quan hệ sản xuất khi được xác lập thì nó sẽ trở nên độc lập đối trong phạm vi nhất định với lực lượng sản xuất, ngoài ra nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất. Do đó, chỉ khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất thì nó mới thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Với nội dung bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho Qúy khách các vấn đề liên quan đến Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất.

The post Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/quy-luat-quan-he-san-xuat-phu-hop-voi-trinh-do-phat-trien-cua-trinh-do-san-xuat/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?