Hiến pháp là gì?
Chúng ta thường nghe đến khẩu hiệu “Toàn Đảng, toàn dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Đây là câu khẩu hiệu rất phổ biển ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Hiến pháp là gì và nhầm lẫn cho rằng Hiến pháp và pháp luật là gì.
Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
Khái niệm hiến pháp
Có nhiều quan điểm và định nghĩa về Hiến pháp. Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản pháp luật khác trong quốc gia đó phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Vị trí tối cao của Hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phảo do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu dân ý). Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện ) gồm những đại diện do dân bầu và ủy quyền xây dựng.
Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
“1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2.Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.”
Vai trò của Hiến pháp?
Hiến pháp có những vai trò cơ bản như sau:
Thứ nhất: Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền hạn cho cơ quan nhà nước chính (quyền lập pháp cho Nghị viện/ Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án). Chỉ khi được quy định trong Hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý chính đáng.
Thứ hai: Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước: Cùng với việc trao quyền, Hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực được giao của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát, kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước (ví dụ: cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân; cơ chế giám dát thông qua các cơ quan hiến định độc lập).
Thứ ba: Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế, ví dụ như Ủy ban nhân quyền Quốc gia.
Hiến pháp khác pháp luật (hay các đạo luật khác của quốc gia) như thế nào?
Tiêu chí | Hiến pháp | Pháp luật (các đạo luật khác của quốc gia) |
Bản chất | – Là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân. | – Là tập hợp những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội, vì thế mang bản chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của Nhà nước (tuy nhiên không được đi ngược lại ý chí của nhân dân vì không được trái với Hiến pháp) |
Giá trị pháp lý | – Có giá trị pháp lý cao hơn các đạo luật khác của quốc gia; các đạo luật khác trong quốc gia được xây dựng phải trên cơ sở Hiến pháp, không được vi phạm Hiến pháp. | – Có giá pháp lý thấp hơn Hiến pháp, được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, không trái với quy định của Hiến pháp. |
Phạm vi và mức độ điều chỉnh | – Có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết. | – Có phạm vi điều chỉnh hẹp chỉ trong một lĩnh vực chính trị, thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh chi tiết, cụ thể trong lĩnh vực, quan hệ xã hội đó. |
Trình tự, thủ tục xây dựng và sửa đổi | – Phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn do với các đạo luật khác. | – Đơn gian và đòi hỏi ít thời gian hơn Hiến pháp. |
Trên đây là nội dung bài viết hiến pháp là gì? Mọi thắc mắc có liên quan Quý vị vui lòng liên hệ tổng đài 19006557.
The post Hiến pháp là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/hien-phap-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét