Đặt cọc tiếng Anh là gì?

Trong giao dịch dân sự, chúng ta thường nghe tới các biện pháp bảo đảm. Trong đó, điển hình là biện pháp “đặt cọc” được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch dân sự (như thuê nhà, mua xe, mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…).

Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, biện pháp bảo đảm đặt cọc thực hiện với người nước ngoài ngày càng tăng, chính bởi vậy mà nhu cầu biết các thuật ngữ pháp lý bằng tiếng anh càng tăng. Nhiều người khi thực hiện biện pháp bảo đảm đặt cọc có thắc mắc đặt cọc tiếng anh là gì?

Để nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về biện pháp bảo đảm này cũng như biết đặt cọc tiếng anh là gì, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Khái niệm đặt cọc

Đặt cọc được quy định tại Điều 328 bộ luật Dân sự như sau:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, đặt cọc là biện pháp bảo đảm, theo đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo việc giao hết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong đó:

– Chủ thể đặt cọc: gồm bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Hai bên phải có năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự và tham gia giao dịch đặt cọc một cách tự nguyện. (Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự)

– Đối tượng của đặt cọc: là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015).

– Hình thức đặt cọc: Bộ luật Dân sự không quy định bắt buộc đặt cọc phải lập thành văn bản như Bộ luật Dân sự. Riêng với trường hợp một tài sản đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ thì mới phải lập thành văn bản ở mỗi lần bảo đảm (Theo Điều 296 Bộ luật Dân sự). Do đó, với việc đặt cọc trong trường hợp không phải lập thành văn bản có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản tùy vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch.

Khi đó thỏa thuận đặt cọc có thể được thể hiện bằng một văn bản riêng nhưng cũng có thể được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng chính thức. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành. Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không, tùy vào sự thỏa thuận của các bên.

Tuy nhiên xét cho cùng, dù trong trường hợp đặt cọc không quy định bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng để đảm bảo tránh xảy ra tranh chấp và khó khăn trong quá trình giải quyết khi có tranh chấp phát sinh thì vẫn nên lập thành văn bản thỏa thuận việc đặt cọc với điều khoản rõ ràng,cụ thể và có công chứng, chứng thực.

Vậy đặt cọc tiếng Anh là gì?

Đặt cọc tiếng Anh là gì?

“Đặt cọc” tiếng Anh là “Deposit” . Trong trường hợp này tư “Deposit” được dùng với vài trò là động từ.

– Bên cạnh đó, “Deposit” có thể được dùng như danh từ trong câu với nghĩa là “số tiền đặt cọc”.

Mục đích của đặt cọc?

Tùy vào sự thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc. Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó.

Khác với các biện pháp bảo đảm khác, thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc có thể là cùng hoặc sau khi kí kết hợp đồng chính thức, tức là khi các chủ thể đã có quan hệ nghĩa vụ, cũng có thể phát sinh trước khi giữa các chủ thể kí kết hợp đồng chính thức. Mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận.

Việc chỉ ra mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc.

– Trường hợp các bên đã thỏa thuận rõ mục đích đặt cọc thì theo sự thỏa thuận đó. (Theo Điều 293 và Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự)

– Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên giao kết hợp đồng chính mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc  đó sẽ đảm bảo cả việc giao kết và thực hiện hợp đồng. (Theo Điều 293 và Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự)

– Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng. (Theo Điều 293 và Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự).

Trên  đây là nội dung bài viết đặt cọc tiếng anh là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của luathoangphi.vn.

The post Đặt cọc tiếng Anh là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/dat-coc-tieng-anh-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?