Mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?
Mua bán giấy khám sức khỏe là hiện tượng xảy ra tràn lan trên mạng. Chỉ bằng một dòng trạng thái trên mạng xã hội hay lên google tìm kiếm sẽ dễ dàng mua được một tờ giấy khám sức khỏe để sử dụng vào mục đích của bản thân.
Vậy mua bán giấy khám sức khỏe có vi phạm pháp luật không? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung hữu ích xoay quanh vấn đề: Mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?
Khái niệm Giấy khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ xác minh được tình trạng sức khỏe tổng quát do các bệnh viện, các y bác sĩ cấp của một bệnh nhân theo một mẫu chung nhất định. Sau khi đưa ra hết tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ phải đưa ra kết luận chung để bên bệnh nhân có thể nắm được tình trạng sức khỏe của mình.
Giấy khám sức khỏe chỉ có giá trị sử dụng khi có xác nhận của trưởng khoa hoặc của bác sĩ khám trực tiếp cho bệnh nhân. Theo quy định hiện nay, giấy khám sức khỏe có 02 loại: một loại là giấy A4 hai mặt, một loại là A3 gập đôi 04 mặt. Để có được loại giấy khám sức khỏe này, các bạn có thể đến bất cứ bệnh viện hoặc cơ sở y tế nào để khám sức khỏe.
Khi đi khám, cần đem theo ảnh để bên cơ sở y tế này có thể xác nhận cho bạn. Trong một số trường hợp, nếu muốn sử dụng giấy khám sức khỏe để xin việc làm, cần đọc kỹ yêu cầu của bên tuyển dụng về giấy khám sức khỏe cấp nào trở lên để bạn có thể chủ động tìm đến cơ sở khám bệnh đó để khám tổng quát sức khỏe và nhận giấy khám sức khỏe.
Mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?
Thứ nhất: Bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?
+ Xử phạt vi phạm hành chính:
Quy định tại khoản 1 – Điều 46 – Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, như sau:
“1. Phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe…”
Theo đó, nếu cơ sở khám chữa bệnh hoặc cá nhân nào cung cấp giấy khám sức khỏe cho người khác mà không thực hiện khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng như đã trình bày ở trên.
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ quy định tại Điều 341 – Bộ luật Hình sự, cụ thể:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tai liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1.Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 54 – Bộ luật Hình sự, cụ thể:
“Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
Thứ hai: Mua giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?
Mua giấy khám sức khỏe giả trên thị trường có thể giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian nhưng nếu mua giấy khám sức khỏe sẽ phải chịu những hệ lụy mà bạn không ngờ tới.
+ Do không đi khám sức khỏe nên không biết được tình trạng sức khỏe bản thân, trong trường hợp nộp hồ sơ xin việc hay tuyển dụng có thể dẫn đến người sử dụng lao động phân công công việc không phù hợp, dễ gây nên nguy cơ tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp…
+ Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam đối với hành vi đã nêu ở trên.
Như vậy, mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào? Theo quy định nêu trên, không chỉ người bán, người mua mà ngay cả người sử dụng giấy khám sức khỏe giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
The post Mua bán giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào? appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/mua-ban-giay-kham-suc-khoe-bi-phat-nhu-the-nao-2/
Nhận xét
Đăng nhận xét