Hướng dẫn hội nghị người lao động mới nhất 2021
Tổ chức Hội nghị người lao động trong Công ty nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động, tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
Thông qua thực hiện dân chủ trực tiếp và hướng dẫn Hội nghị người lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định góp phần phòng ngừa và hạn chế tranh chấp lao động, thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ hướng dẫn tổ chức Hội nghị người lao động.
Hội nghị người lao động là gì?
Hội nghị người lao động là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức nhằm trao đổi thông tin và thực hiện ….Theo quy định tại Điều 9 – Nghị định số 149 năm 2018 của Chính phủ:
Hướng dẫn Hội nghị người lao động
Để đi sâu vào nội dung tìm hiểu về vấn đề hướng dẫn Hội nghị người lao động mời quý vị tham khảo các nội dung dưới đây, bao gồm: thời điểm tổ chức Hội nghị người lao động, thành phần tham dự, quy trình tổ chức Hội nghị người lao động, cụ thể như những nội dung chúng tôi trình bày dưới đây.
Thời điểm tổ chức Hội nghị người lao động
Nhằm phát huy hiệu quả nghị quyết của Hội nghị người lao động ngay từ đầu năm qua đó để người lao động được tham gia góp ý và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện những cam kết bảo đảm quyền, lợi ích cho người lao động tạo động lực để người lao động hăng hái làm việc thì Hội nghị người lao động cần thiết phải tổ chức vào quý I hàng năm.
Đối với công ty cổ phần, cần hướng dẫn Hội nghị người lao động nên tổ chức trước Đại hội đồng cổ đông để những kiến nghị của Hội nghị người lao động thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu sẽ được trình bày và giải quyết kịp thời tại Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp. Hội nghị người lao động tại các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất tiến hành theo kế hoạch tổ chức Hội nghị người lao động của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành.
Thành phần tham dự Hội người lao động
Đối với hội nghị đại biểu: công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận, thống nhất đại biểu dự hội nghị phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Đại biểu đương nhiên:
Thành phần hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên; tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, bí thư đoàn thanh niên, ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở (nơi chưa có công đoàn cơ sở) và các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận, thống nhất.
+ Đại biểu bầu: công đoàn cơ sở để xuất đối tượng bầu, số lượng bầu đại biểu dự hội nghị bầu bảo đảm dân chủ và đại diện tiếng nói của người lao động trong hội nghị. Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị, công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thống nhất tỷ lệ được bầu trên số lao động tăng thêm của doanh nghiệp.
Đối với hội nghị toàn thể: toàn bộ người lao động tại doanh nghiệp. Trường hợp người lao động không thể rời vị trí sản xuất thì công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thành phần tham gia, nhưng cần đảm bảo ít nhất 2/3 người lao động của doanh nghiệp của doanh nghiệp tham dự.
Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động
Theo quy định tại Hướng dẫn số 1360/HD-TLD ngày 28/08/2019 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam với nội dung công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Chuẩn bị Hội nghị người lao động:
Lập kế hoạch tổ chức Hội nghị về nội dung, hình thức tổ chức; số lượng đại biểu; địa điểm, thời gian; kinh phí và các điều kiện vật chất khác…
Đề xuất nội dung Hội nghị: chuẩn bị các báo cáo về tình hình thực hiện thỏa ước lao động tập thể (nếu đã có thỏa ước), hợp đồng lao động, nội dung lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.
Tổ chức Hội nghị người lao động cấp đơn vị trực thuộc:
Chuẩn bị nội dung: trưởng các đơn vị trực thuộc cùng với công đoàn đơn vị trực thuộc chuẩn bị nội dung và chương trình Hội nghị; các báo cáo đã được phân công.
Tổ chức Hội nghị: triển khai theo chương trình đã thống nhất; trình bày các báo cáo; tổng hợp các ý kiến góp ý vào dự thảo báo cáo, nội quy, quy chế… từ cấp doanh nghiệp gửi lấy ý kiến
Tổ chức Hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp:
Phân công cơ quan điều hành, giúp việc Hội nghị: hai người chủ trì (người đại diện cho chủ sử dụng và người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn) và hai thư ký.
Triển khai các nội dung Hội nghị: thực hiện báo cáo, thảo luận, chất vấn; ký kết thỏa ước lao động tập thể (nếu có); biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị.
Tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị:
Phổ biến Nghị quyết đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp; định kỳ 06 tháng đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết: những tồn tại, vướng mắc phát sinh; đề xuất các giải pháp để thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
Trên đây là toàn bộ những hiểu biết cơ bản, những hướng dẫn Hội nghị người lao động về quy trình tổ chức theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
The post Hướng dẫn hội nghị người lao động mới nhất 2021 appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/huong-dan-hoi-nghi-nguoi-lao-dong/
Nhận xét
Đăng nhận xét