Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động?

Trong quan hệ lao động, một bên tham gia với tư cách là người lao động, có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo yêu cầu của bên kia và có quyền nhận thù lao từ công việc đó; bên thứ hai là người sử dụng lao động, có quyền sử dụng lao động của người lao động và có nghĩa vụ trả thù lao về việc sử dụng lao động đó.

Vậy bao nhiêu tuổi được xem là người lao động? Điều kiện sử dụng lao động dưới 15 tuổi? Chưa đủ tuổi lao động làm giả hồ sơ xin việc chịu hậu quả pháp lý như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết dưới đây.

Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Cụ thể tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động năm 2019 bao gồm 5 Điều luật, trong đó Điều 143 quy định về Lao động chưa thành niên như sau:

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.”

Bên cạnh đó, do Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực ngày 01/01/2021 chính vì vậy mà quy định về tuổi nghỉ hưu cũng có sự thay đổi. Cụ thể Tại Khoản 1 Điều 4. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường quy định:

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hư của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Như vậy, ở nước ta hiện nay độ tuổi được xem là người lao động đối với nứ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi 04 tháng, đối với nam là từ 15 tuổi đến 60 tuổi 03 tháng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp vẫn có thể sử dụng người lao động dưới 15 tuổi nhưng phải cực kì lưu ý đối với những quy định của pháp luật.

Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

Người sử dụng lao động khi đã hiểu rõ thông tin về Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động? thì khi sử dụng lao động chưa thành niên cần chú ý một số vấn đề:

– Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

– Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

– Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kyc năng nghề.

Chưa đủ tuổi lao động làm giả hồ sơ xin việc sẽ chịu hậu quả pháp lý như thế nào?

Khi xin việc, các loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc đều yêu cầu người lao động phải công chứng, chứng thực. Vì vậy, người có hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực sẽ bị phạt tiền từ ba triệu đến năm triệu đồng. Bên cạnh việc phạt tiền thì người lao động còn buộc phải hủy giấy tờ giả.

Ngoài ra, rất có thể người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Về chế độ bảo hiểm, theo điểm a khoản 01 – Điều 39 Nghị định số 28/2020/ND-CP, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ một tới hai triệu đồng.

Thêm nữa, theo quy định tại khoản 4  Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chỉ rõ việc cấm gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp vi phạm cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm, nếu gầy thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin về việc giải đáp thắc mắc Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động? Khách hàng quan tâm các thông tin liên quan đến lao động vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được tư vấn viên hỗ trợ.

The post Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/bao-nhieu-tuoi-duoc-xem-la-nguoi-lao-dong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?