Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Năm 2021 Như Thế Nào?

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, vai trò của các sản phẩm sở hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao và không ngừng gia tăng. Đi đôi với sự phát triển đó, ý thức đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của cá nhân và tổ chức cũng ngày càng được chú trọng. Trong đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan đã được cá cá nhân, tổ chức tích cực thực hiện để bảo vệ và phát huy được quyền sở hữu đối với đội tượng đăng ký.

Trong bài viết này, tác giả sẽ tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan để khách hàng có thể tham khảo một cách chi tiết nhất.

Kim Oanh – Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ Công ty Hoàng Phi tư vấn quy trình & thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký bản quyền là gì?

Đăng ký bản quyền là việc chủ sở hữu tác phẩm, tác giả sáng tạo ra tác phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm do mình sáng tạo ra tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.

Sau khi được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ sở hữu, tác giả tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm tại Việt Nam.

Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà chưa cho phép của chủ sở hữu đều sẽ được cọi là hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm. Như vậy, việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu sở hữu hợp pháp tác phẩm của mình, làm căn cứ pháp lý trong trường hợp có tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền của bên thứ 3.

Quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.

Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

Đối tượng nào được đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả sẽ bao gồm những hình thức sau:

– Sáng tác văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác

– Nội dung bài giảng hoặc các bài nói khác

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

– Tác phẩm nhiếp ảnh

– Tác phẩm kiến trúc

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học

– Tác phẩm báo chí

– Tác phẩm âm nhạc

– Tác phẩm sân khấu

– Tác phẩm điện ảnh  

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả năm 2021 như thế nào?

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả

Như đã nói ở trên, loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả sẽ được chia thành nhiều đối tượng khác nhau và tùy vào từng tác phẩm sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.

Ví dụ: bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc hoặc phần mềm máy tính sẽ được đăng ký dưới loại hình là tác phẩm chương trình máy tính.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc đăng ký bản quyền

Sau khi xác định được loại hình tác phẩm sẽ đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền sẽ tiến hành chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết để đăng ký.

Bước 3: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi xác định xong loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ, tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:

a) Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả

Lưu ý: Tờ khai đăng ký sẽ được lập bằng tiếng Việt, chủ đơn đăng ký hoặc tổ chức được ủy quyền phải hoàn thành đầy đủ thông tin được ghi tờ khai bao gồm các thông tin cơ bản như (i) thông tin về chủ sở hữu tác phẩm (ii) thông tin về tác giả (iii) thông tin về công ty được ủy quyền đăng ký (iv) thông tin về tác phẩm đăng ký (v) thông tin về ngày hoàn thành tác phẩm, ngày tác phẩm công bố, hình thức công bố, tóm tắt về tác phẩm…vv.

b) 02 bản tác phẩm đăng ký. Cụ thể như sau:

+ Với tác phẩm viết: 02 quyển trên giấy A4 có đánh số trang và chữ ký của tác giả vào từng trang hoặc dấu giáp lai công ty;

+ Với chương trình máy tính: 02 bản in mã nguồn + giao diện phần mềm trên giấy A4 + 02 đĩa CD có nội dung mã nguồn và giao diện trên đó;

+ Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 02 bản in trên giấy A4 tác phẩm có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

+ Đối với tác phẩm âm nhạc: 02 bản in phần nhạc + lời hoặc bản ghi âm (thu âm) trong trường hợp đã ghi âm;

+ Đối với tác phẩm kiến trúc: 02 bản vẽ trên giấy A3

+……………………………………………………………….

Lưu ý: Đối với các tác phẩm đặc thù (tranh, tượng…) có kích thước cồng kềnh bản sao sẽ thay bằng ảnh chụp.

c) Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (Ủy quyền cho Công ty Luật Hoàng Phi đại diện Đăng ký) – Mẫu do Luật Hoàng Phi cung cấp

d) Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…

đ) Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả)

e) Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.

f) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao)

g) Giấy cam đoan của tác giả (theo mẫu do Luật Hoàng Phi cung cấp)

h) Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…vv (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân, tổ chức)

i) Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm (theo mẫu do Luật Hoàng Phi cung cấp).

Đăng ký Bản quyền

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ỦY QUYỀN cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội. Khách hàng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung khi có nhu cầu có thể đăng ký tại văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM và Đà Nẵng.

Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới 1 trong 03 địa chỉ nêu trên. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh không cần thiết và trong trường hợp có điều kiện, chủ đơn vẫn nên nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký bản quyền tới các cơ quan nêu trên.

(i) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội:

Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.

(ii) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:

Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086

(iii) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:

Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sau khi nộp

Hồ sơ sau khi nộp tới Cục bản quyền tác giả, sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, trong quá trình thẩm định chuyên viên có thể sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác phẩm đăng ký

Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền?

Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.

Lưu ý: Khách hàng có thể rút ngắn thời gian xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền xuống còn 07 -10 ngày khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện nộp đơn đăng ký của Luật Hoàng Phi.

Đăng ký Bản quyền

Giấy chứng nhận bản quyền tác giả

Chi Phí Đăng ký bản quyền tác giả 2021?

Trước khi tiến hành đăng ký bản quyền tác giả, sẽ rất nhiều khách hàng sẽ quan tâm đến mức phí đăng ký bản quyền để xem phí đăng ký có đắt không? cách tính phí như thế nào?

Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi sẽ tư vấn các tính phí đăng ký như sau:

(i) Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả:

lệ phí đăng ký là khoản phí và tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ phải trả cho cơ quan đăng ký (cục bản quyền tác giả) và tùy vào từng loại hình tác phẩm sẽ có cách tính phí khác nhau.

Ví dụ: tác phẩm viết lệ phí đăng ký sẽ là 100.000 VND, tác phẩm chương trình máy tính sẽ là: 600.000 VND

Do loại hình tác phẩm là rất nhiều nên chứng tôi đã có 1 bài viết về phí đăng ký: khách hàng có thể tham khảo chi phí đăng ký bản quyền tác giả để biết cụ thể.

(ii) Phí dịch vụ đăng ký bản quyền:

Phí dịch vụ đăng ký bản quyền chỉ phát sinh khi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sử dụng dịch vụ đăng ký bằng hình thức ủy quyền cho công ty đại diện quyền tác giả thay mặt tiến hành mọi thủ tục đăng ký bản quyền.

Với khoản phí này, mỗi công ty sẽ có cách tính phí khác nhau và trên cơ sở phù hợp với nội dung công việc, chất lượng dịch vụ và các yếu tố khác theo yêu cầu của khách hàng.

Với Công ty chúng tôi, để có thể biết rõ chi phí đăng ký khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chuyên viên tư vấn theo thông tin bên dưới để được tư vấn mức phí đăng ký.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

Trong suốt quá trình làm thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng, chúng tôi luôn thực hiện đầy đủ các công việc của mình như:

– Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bản quyền.

– Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký bản quyền tác giả cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng;

– Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.

– Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí tại Cục bản quyền tác giả.

– Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ

– Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có)

– Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả và bàn giao tới Quý khách hang.

– Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).

– Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký (nếu có)

Vì sao nên chọn Dịch vụ Đăng ký bản quyền tác giả của Luật Hoàng Phi?

Giữa hàng trăm công ty cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, tại sao khách hàng lại chọn chúng tôi là đơn vị tư vấn và đại diện đăng ký. Hãy tham khảo những lý do sau đây:

+ Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện và đa dạng lĩnh vực tư vấn bao gồm:

Ngoài lĩnh vực tư vấn và đại diện đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, Công ty chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ sau:

(i) Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

(ii) Dịch vụ tư vấn Đầu tư

(iii) Dịch vụ tư vấn pháp luật

(iv) Dịch vụ tư vấn giấy phép

+ Luật Hoàng Phi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, am hiểu sâu trong các lĩnh vực tư vấn nói chung và đăng ký các đối tượng bản quyền tác giả nói riêng.

+ Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước như VNPT; FPT; BKAV; VINAPHONE; MOBIFONE…vv

+ Chi phí công ty Luật Hoàng Phi đưa ra không phải là rẻ nhất, nhưng là hợp lý nhất so với chất lượng dịch vụ công ty mang lại cho khách hàng.

+ Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện được cấp phép. Do đó, chỉ với giấy ủy quyền của khách hàng, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng làm mọi việc liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác giả.

+ Công ty chúng tôi có 02 văn phòng đặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh là 02 thành phố lớn nhất Việt Nam. Do đó, đây sẽ là 02 địa điểm thuận lợi cho khách hàng phía Bắc và khách hàng phía Nam khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

+ Với khách hàng có khoảng cách địa lý gần Công ty, chúng tôi sẽ cử chuyên viên trực tiếp tới địa chỉ khách hàng thực hiện dịch vụ đăng ký logo công ty.

+ Luật Hoàng Phi với hơn 50 Luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, có nhiều nhân viên đã có trên 10 năm kinh nghiệm tư vần và xác lập các đội tượng quyền tác giả sẽ giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Với những ưu thế và điểm mạnh nêu trên, Luật Hoàng Phi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi.

Moi thông tin yêu cầu tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ đăng ký, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

– Điện thoại: 024.62852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

Như vậy, với những thông tin về đăng ký bản quyền mà Luật Hoàng Phi cung cấp, quý khách hàng đã nắm được phần nào kiến thức. Nếu cần tư vấn thêm hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.


Tham khảo thêm Chuyên mục HỎI – ĐÁP quyền tác giả

Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả như thế nào?

Chào Luật sư, tôi đã đăng ký bản quyền tác giả cho 01 tác phẩm chương trình máy tính, hiện nay có 1 số đối tác muốn nhận chuyển nhượng bản quyền này, luật sư vui lòng tư vấn cho tôi thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả được không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào Anh, với câu hỏi này của Anh, chúng tôi trả lời như sau:

Sau khi đăng ký bản quyền và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, vì 1 lý do nào đó Anh không có nhu cầu sử dụng tác phẩm, Anh có thể tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả cho tác phẩm đăng ký từ chủ sở hữu tác phẩm cũ sang chủ sở hữu tác phẩm mới.

Để tiến hành thủ tục chuyển nhượng, Anh cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, trong hợp đồng chuyển nhượng sẽ bắt buộc phải có những nội dung sau:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b) Căn cứ chuyển nhượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tới Cục bản quyền tác giả, thành phần hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng;

– Bản gốc hợp đồng chuyển nhượng;

– Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu mới (bên nhận chuyển nhượng là cá nhân) hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bên nhận chuyển nhượng là pháp nhân)

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;

– Bản gốc tác phẩm đã đăng ký

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho công ty đại diện thực hiện thủ tục chuyển nhượng

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ, cục bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho chủ sở hữu mới. Khi đó, quyền tài sản của tác phẩm sẽ được chuyển từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới.

Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả bao lâu?

Câu hỏi: Chào Quý công ty, tôi là tác giả của 1 phần mềm máy tính, để bảo hộ quyền tác giả cho phần mềm tôi đã tiến hành đăng ký bản quyền phần mềm và đã được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho chương trình máy tính. Tôi có thắc mắc là thời gian bảo hộ của quyền tác giả là bao lâu vì trên giấy chứng nhận đăng ký không ghi thời gian bảo hộ, rất mong được quý công ty giải đáp thắc mắc này.

Trả lời:

Chào Anh, với thắc mắc này của Anh công ty chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ bao gồm 2 quyền (i) quyền tài sản (ii) quyền nhân thân. Trường hợp cụ thể của Anh, Anh vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu tác phẩm, Anh sẽ có đủ 2 quyền là quyền như trên.

(i) Thời gian bảo hộ đối với quyền nhân thân:

“Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền nhân thân như sau:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Căn cứ vào điều 27 – Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định thời hạn bảo hộ như sau:

“Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả       

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, quyền nhân thân quy định tại khoản 1,2,4 nêu trên Anh sẽ được pháp luật bảo hộ vô thời hạn

(i) Thời gian bảo hộ đối với quyền tài sản:

Quyền tài sản được quy định trong điều 20 Luật SHTT 2005 như sau:

“Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Căn cứ Khoản 2 điều 27 Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản như sau:

“2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Căn cứ vào quy định nêu trên, chương trình máy tính của Anh thuộc mục (b) nêu trên và sẽ có thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết

Có cần tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký?

Trả lời: Việc tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký là cần thiết nhưng không phải bắt buộc do đặc thù hình thức bảo hộ của quyền tác giả khác với đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp, việc tra cứu bản quyền chỉ mang tính chất hình thức (tra cứu xem tên tác phẩm mình đặt đã có ai đăng ký chưa)

Cá nhân có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả được không?

Trả lời: Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân hoặc pháp nhân đều có quyền nộp đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp cho tác phẩm của mình. Do đó, cá nhân hoàn toàn có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả

Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả lấy ở đâu?

Trả lời: Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả phải theo đúng mẫu của cơ quan đăng ký. Do đó, khách hàng có thể truy cập vào website của Cục bản quyền tác giả hoặc liên hệ với chúng tôi để được cung cấp miễn phí.

Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả?

Trả lời: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ có hiệu lực theo thời gian bảo hộ quyền tác giả được ghi nhận trong Luật sở hữu trí tuệ, khách hàng vui lòng tham khảo trong Luật SHTT.

Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

Trả lời: Quyền tác giả bao gồm 02 quyền là quyền tài sản và quyền nhận thân được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ.

The post Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Năm 2021 Như Thế Nào? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/dang-ky-ban-quyen/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?