Thủ tục thành lập công ty đào tạo
Kinh doanh ngành nghề đào tạo là một lĩnh vực tương đối đặc biệt, cần thực hiện thủ tục và đảm bảo các điều kiện nhất định thì công ty mới có thể đăng ký thành lập và đi vào kinh doanh.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi để hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty đào tạo.
Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty đào tạo bao gồm những gì?
Trong thủ tục thành lập công ty đào tạo, bước cơ bản và nắm giữ vai trò vô cùng quan trong là chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty đào tạo.
Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty đào tạo bao gồm:
– Giấy đề nghị thành lập công ty đào tạo.
– Bản dự thảo điều lệ của công ty.
– Tài liệu chứng minh nhân thân của thành viên công ty, cổ đông công ty gồm: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với thành viên là tổ chức.
– Danh sách thành viên công ty, cổ đông công ty.
– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền người khác nộp hồ sơ.
Người chuẩn bị hồ sơ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Ghi đúng ngành nghề đào tạo, quý khách hàng có thể tham khảo các mã ngành dưới đây như sau:
STT | Mã ngành cấp 4 | Tên ngành nghề |
1. | 8510 | Giáo dục mầm non. |
2. | 8520 | Giáo dục tiểu học. |
3. | 8531 | Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. |
4. | 8532 | Giáo dục nghề nghiệp. |
5. | 8541 | Đào tạo cao đẳng. |
6. | 8542 | Đào tạo đại học và sau đại học. |
7. | 8551 | Giáo dục thể thao và giải trí. |
8. | 8552 | Giáo dục văn hoá nghệ thuật. |
9. | 8559 | Giáo dục khác:
Dịch vụ dạy kèm. Giáo dục dự bị. Dạy ngoại ngữ, kỹ năng đàm thoại. Dạy lái xe cho người không hành nghề lái xe. Đào tạo tự vệ. Dạy máy tính. |
– Soạn thảo điều lệ của công ty phải bao gồm các nội dung chính như sau:
Tên công ty.
Địa chỉ trụ sở công ty.
Mã ngành nghề kinh doanh lĩnh vực đào tạo.
Vốn điều lệ của công ty.
Thông tin của các thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông của các loại hình công ty.
Cụ thể giá trị về phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông công ty.
Ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty.
Người đại diện theo pháp luật cho công ty đào tạo.
Cách thức thông qua quyết định.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty.
Các vấn đề về thù lao, tiền lương, thưởng cho quản lý, kiểm sát viên.
Vấn đề quyền yêu cầu công ty mua lại vốn góp, cổ phần công ty.
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận, cách giải quyết lỗ.
Vấn đề về khi giải thể công ty.
Cách thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.
– Quý khách hàng có thể liên hệ tới Luật Hoàng Phi để được tư vấn hoặc làm dịch vụ về hồ sơ thành lập công ty.
Điều kiện thành lập công ty đào tạo
Hầu hết các ngành trong lĩnh vực đào tạo đều cần đáp ứng những điều kiện riêng biệt và thực hiện xin giấy phép kinh doanh thì mới có thể đi vào hoạt động.
Dưới đây tôi xin lấy ví về điều kiện thủ tục thành lập trường mầm non như sau:
– Điều kiện thành lập trường mầm non:
+ Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
+ Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung giáo dục, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm xây dựng, tổ chức, tài chính, phương hướng chiến lược của trường mầm non.
– Trình tự xin cấp phép thành lập:
+ Chuẩn bị hồ sơ bao gồm thành phần chính:
Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non gồm các nội dung: lý do thành lập, tên trường, địa điểm trụ sở.
Đề án thành lập trường mầm non.
+ Sau đó gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Ủy ban nhân dân huyện thực hiện thẩm định điều kiện thành lập trường mầm non, gửi các phòng, ban ngành có liên quan để thẩm định hồ sơ, việc này được tiến hành trong thời gian
+ Chủ tịch Ủy ban nhân là người quyết định, cho phép thành lập trường mầm non, với trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.
– Để đi vào hoạt động các trường mầm non còn phải đáp ứng điều kiện về:
+ Được Chủ tịch ủy ban hân dân cấp huyện cho phép thành lập.
+ Đảm bảo các điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2017.
– Thực hiện thủ tục để trường mầm non đi vào hoạt động:
+ Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Đề nghị cho phép hoạt động.
Quyết định cho phép thành lập trường mầm non.
Danh sách hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, giáo viên, hợp đồng.
Chương trình giáo dục và các tài liệu phục vụ giáo dục.
Số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị.
Giấy tờ khác như: xác nhận quyền sử dụng đất, nguồn vốn, chi phí,…
Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non.
+ Gửi đến Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đạo tào sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, ra quyết định cho phép hoạt động hoặc từ chối và nêu rõ lý do.
Dịch vụ thành lập công ty đào tạo của Luật Hoàng Phi
Từ những nội dung dung trên ta thấy được rằng để thành lập công ty đào tạo và đi vào hoạt động phải trải qua rất nhiều công đoạn và điều kiện khắt khe nghiêm ngặt.
Vì lẽ đó mà các chủ thể khi thực hiện thủ tục thành lập công ty đào tạo hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể và cung cấp các dịch vụ:
– Tư vấn đăng ký thành lập công ty.
– Tư vấn các điều kiện thành lập công ty đào tạo phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.
– Thực hiện chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để đăng ký thành lập.
– Làm việc với cơ quan nhà nước.
– Tư vấn công việc liên quan khác theo yêu cầu của khách hàng.
Giúp cho khách hàng có thể có đủ các điều kiện pháp lý để công ty đào tạo có thể đi vào hoạt động một cách thuận lợi.
Trên đây là những chia sẻ về thủ tục thành lập công ty đào tạo, để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ Luật Hoàng Phi 0981.378.999 hoặc email lienhe@luathoangphi.vn.
The post Thủ tục thành lập công ty đào tạo appeared first on Luật Hoàng Phi.
source https://luathoangphi.vn/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-dao-tao/
Nhận xét
Đăng nhận xét