Thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Nhìn thấy được nhiều mặt lợi thế này, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nhằm giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc thành lập công ty Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý khách hàng bài viết dưới đây.

Hàng thủ công mỹ nghệ là gì?

Hàng thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay dưới sự hỗ trợ của các công cụ đơn giản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ là kết quả từ sự khéo léo, kỹ thuật truyền thống của bàn tay nghệ nhân thủ công tạo ra.

Nhiều mặt hàng thủ công đã được tồn tại qua nhiều thế kỷ. Hiện nay, đa số các mặt hàng thủ công được thiết kế nhằm đáp ứng công năng sử dụng thực tiễn và phần nhiều mang tính chất trang trí thẩm mỹ.

Một số thông tin doanh nghiệp cần phải chuẩn bị trước khi thành lập

Luật Hoàng Phi xin gửi đến Quý khách hàng một số thông tin về thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần chuẩn bị như sau:

– Tên doanh nghiệp phải là tên tiếng Việt có chứa đầy đủ hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu .

– Loại hình doanh nghiệp:

Cá nhân, tổ chức thành lập công ty có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau đây:

+ Công ty cổ phần.

+  Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

+ Công ty hợp danh.

+ Doanh nghiệp tư nhân.

– Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp: không được đặt tại chung cư hoặc nhà tập thể, phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được xác định rõ số nhà, ngach, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Về ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành sau:

– Mã ngành 1311 là sản xuất sợi.

– Mã ngành 1312 là sản xuất vải dệt thoi.

– Mã ngành 1313 là hoàn thiện sản phẩm dệt      .

– Mã ngành 1512 là sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm.

– Mã ngành 1610 là cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ      .

– Mã ngành 1621 là sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác.

– Mã ngành 1622 là sản xuất đồ gỗ xây dựng      .

– Mã ngành 1623 là sản xuất bao bì bằng gỗ.

– Mã ngành 1629 là sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

– Mã ngành 1701 là sản xuất bột giấy, giấy và bìa.

– Mã ngành 1702 là sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa.

– Mã ngành 1709 là sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu.

– Mã ngành 2220 là sản xuất sản phẩm từ plastic.

– Mã ngành 2393 là sản xuất sản phẩm gốm sứ khác.

– Mã ngành 2599 là sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

– Mã ngành 4641 là bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.

– Mã ngành 4649 là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.

– Mã ngành 4663 là bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.

– Mã ngành 4669 là bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.

– Mã ngành 4751 là bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh.

– Mã ngành 4771 là bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.

– Mã ngành 4773 là bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh, chi tiết:

+ Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh.

+ Bán lẻ tranh, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật khác (trừ đồ cổ) trong các cửa hàng chuyên doanh

– Mã ngành 4782 là bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ.

– Mã ngành 4789 là bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ.

– Mã ngành Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu, chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

– Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014.

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty.

– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.

– Và một số giấy tờ khác theo quy định pháp luật.

Quý khách hàng đang quan tâm đến dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Luật Hoàng Phi, hãy liên hệ qua số điện thoại 0981.378.999.

The post Thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/thanh-lap-cong-ty-xuat-nhap-khau-hang-thu-cong-my-nghe/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?