Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc đầu tiên, cốt lõi trong hoạt động của Đảng. Vậy nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp trong nội dung của bài viết dưới đây.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, trong công tác cán bộ, đảm bao cho đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết cả về ý chí và hành động, trên cơ sở đó trí tuệ của toàn Đảng sẽ được phát huy một cách tối đa.

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang bản chất là mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ và cũng là một thể thống nhất giữa tập trung và dân chủ.

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa như sau:

– Tập trung được sức mạnh, thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Là điều kiện cần thiết cho hoạt động, tồn tạo và phát triển của Đảng.

– Ý nghĩa về mặt dân chủ:

+ Phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, đảng viên.

+ Là điều kiện rèn luyện, giáo dục đảng viên, phát huy trí tuệ, nguồn lực của Nhà nước.

+ Đảng viên được quyền làm chủ nhưng giới hạn trong phạm vi tổ chức.

Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ

Sau khi hiểu rõ nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? thì nội dung này, chúng tôi sẽ đưa ra các nội dung của nguyên tắc. Cụ thể, căn cứ theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm các nội dung như sau:

– Các cơ quan lãnh đạo của Đảng được lập ra theo cơ chế bầu cử, thực hiện tập thể lãnh đạo và cá nhân tự chịu trách nhiệm.

– Lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc, ở mỗi cấp là đại hội đại biểu/ đại hộ đảng viên. Thời điểm giữa các kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo Đảng là Ban Chấp hành trung ương, ở cơ sở là ban chấp hành đảng bộ (cấp ủy).

– Cấp ủy các cấp báo cáo, chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của mình trước các kỳ đại hội cùng cấp, cấp trên và cấp dưới; phải định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

– Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm túc chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

Các nghị quyết của cơ quan lãnh đạo của đảng sẽ có giá trị thi hành chỉ khi có trên 50% thành viên trong cơ quan đó đồng tình. Mỗi cá nhân có quyền được biểu quyết trước khi biểu quyết. Nếu đảng viên có ý kiến thuộc về phía thiểu số thì được phép bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên, nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết. cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ý kiến đó và không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

– Tổ chức đảng được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình nhưng không được trái với những nguyên tắc, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước

Giải pháp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện qua 02 mặt là tập trung và dân chủ nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng theo chiều hướng tập trung, đoàn kết, thống nhất và chặt chẽ. Và để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải:

– Nâng cao trình độ, nhận thực cho đản viên hành động đúng theo nguyên tắc.

– Đưa ra những chế định cụ thể về thực hiện nguyên tắc này.

– Tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, giữ gìn kỷ luật trong đảng.

– Phát huy dân chủ rộng rãi trong tổ chức đảng và nhân dân.

– Nâng cao chất lượng sinh hoạt các cấp đảng, nâng cao vai trò của bí thư.

– Thiết lập thông tin nhanh chóng, chính xác trong toàn đảng.

Trên đây là bài viết về nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Cảm ơn Quý độc giả đã theo dõi bài viết này của Luật Hoàng Phi.

The post Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? appeared first on Luật Hoàng Phi.



source https://luathoangphi.vn/nguyen-tac-tap-trung-dan-chu-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số 1 có phải là số nguyên tố không?

Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?

Số thực là gì? Số thực là những số nào?